4 Phương pháp xử lý cáu cặn chiller hiệu quả, siêu tiết kiệm
Sử dụng hệ thống chiller giải nhiệt đang là giải pháp được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng cáu cặn bám trong đường ống làm ảnh hưởng đến khả năng làm mát của hệ thống. Vậy có những phương pháp xử lý cáu cặn chiller nào? Hãy cùng Hoàng Liên chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nội dung chính [ Ẩn ]
Cáu cặn chiller là gì? Các loại cáu cặn phổ biến
Chiller là một thiết bị chuyên dụng giúp làm lạnh nước. Nước được dùng làm chất tải lạnh và là môi trường trung gian để truyền nhiệt lạnh đến những khu vực cần được làm mát. Việc sử dụng nước tuần hoàn trong hệ thống rất dễ gây ra hiện tượng cáu cặn bám trong đường ống gây tắc nghẽn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc cũng như độ bền của máy.
Cáu cặn chiller giải nhiệt nước
Trong nước có chứa rất nhiều các ion như Ca2+, Mg2+, CO32-, HCO3-… Cáu cặn chiller chính là kết tủa của các ion này, sau một thời gian dài sẽ hình thành các lớp cặn cứng.
Ngoài ra cũng có một số yếu tố khác gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành cặn trong hệ thống chiller:
- Độ pH, nhiệt độ, các yếu tố thủy động lực học, hoạt động của các loại vi sinh vật, tổng chất rắn hòa tan…
- Nước còn chứa nhiều khí hòa tan như O2 và CO2 gây ra tình trạng oxit hóa kim loại, không chỉ làm giảm tính bền chắc của kim loại mà còn bị ăn mòn, hư hỏng.
Cáu cặn phổ biến nhất chính là CaCO3. Bên cạnh đó, còn có các loại cáu cặn khác như: cáu cặn sunfat, photphat và silicat hay các loại muối canxi, kim loại, mangan, magie và kẽm...
-
Chiller là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, sơ đồ chi tiết
- Phân loại, cấu tạo "chiller giải nhiệt gió"
Phương pháp xử lý cáu cặn chiller
Phương pháp sử dụng thiết bị xử lý cáu cặn TWT
Đây là phương pháp xử lý cáu cặn chiller được nhiều doanh nghiệp tin dùng nhất hiện nay.
Thiết bị xử lý cáu cặn bằng sóng tam giác TWT là thiết bị tiên tiến, được sử dụng phổ biến trong việc chống bám cáu cặn, rong rêu… Nó thường được thiết kế cho các hệ thống như: hệ thống lọc hóa dầu, hệ thống cấp nước một lần, hệ thống trao đổi nhiệt, dàn ngưng bay hơi, Cooling Tower, lò hơi, hệ thống làm lạnh trong công nghiệp, nông nghiệp...
Phương pháp dùng sóng điện tử
Thiết bị sóng tam giác TWT chống bám cáu cặn bằng phương pháp điện tử. Nó hoạt động dựa trên phương pháp điều biến tần số sử dụng một cuộn dây quấn quanh một đoạn ống của hệ thống nước. Cuộn dây này được kích hoạt bởi một nguồn điện có sự thay đổi liên tục về cực tính, tần số cũng như biên độ của dòng điện được truyền đến cuộn dây. Khi nước đi qua đoạn đường ống được cuốn bởi cuộn dây này chúng bị ức chế và làm mất khả năng bám dính vào thành thiết bị. Ngoài ra còn làm tan các cặn cũ giúp cho bề mặt thiết bị không còn cáu cặn. Chính vì vậy mà làm tăng hiệu quả trao đổi nhiệt, tiết kiệm năng lượng cũng như kéo dài tuổi thọ của thiết bị trao đổi nhiệt.
Ưu điểm của phương pháp xử lý cáu cặn chiller này là:
- Khử được cáu cặn đang bám dính trên bề mặt ống dẫn nước cũng như tránh tình trạng đóng cáu cặn trở lại.
- Chi phí đầu tư ban đầu khá thấp, lắp đặt dễ dàng mà không phải dừng hệ thống.
- Thân thiện với môi trường do không sử dụng hóa chất, thích ứng với mọi điều kiện sản xuất công nghiệp.
Sử dụng hóa chất
Đây là phương pháp làm sạch, làm tan, lỏng hay bong tróc lớp cặn bám trong thiết bị được làm sạch bằng tác dụng của hóa chất.
Hóa chất xử lý cáu cặn chiller
Các phương pháp làm sạch bằng hóa chất thường được sử dụng như: làm sạch bằng axit, làm sạch bằng kiềm, làm sạch bằng chất tạo phức, làm sạch bằng cách khử trùng...
Phương pháp này thường được sử dụng để loại bỏ cặn cứng và cặn bám ở những chỗ uốn cong hay khớp nối trong thiết bị và đường ống.
Ưu điểm: Loại bỏ cặn bẩn một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.
Phương pháp trao đổi ion
Trong nước tồn tại các dạng ion mà mắt thường không nhìn thấy. Trong số các ion này có các thành phần chất rắn như Canxi hoặc Magie. Mặc dù rất tốt với nước uống nhưng nó lại là nguyên nhân chính có hại với thiết bị trao đổi nhiệt.
Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion hoạt động theo nguyên lý trao đổi ion giữa các hạt nhựa, thay thế các ion gốc tự do gây hại đến hệ thống đường dẫn nước bằng các ion vô hại. Các hạt nhựa trao đổi ion se loại bỏ các chất khoáng không cần thiết trong nước. Bản chất của các hạt nhựa này là các vật liệu có cấu trúc phân tử, không hòa tan, chứa các gốc bazơ hoặc gốc axit có thể thay thế được và không gây ảnh hưởng đến tính chất vật lý của hạt.
Nước được làm “mềm” bằng cách dùng một loại nhựa có chứa ion Na+ liên kết với một cation (ion âm) khác, cation đó có khả năng liên kết với Ca2+ và Mg2+ mạnh hơn Na+. Cách này giúp loại bỏ 2 ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước, tránh tình trạng cáu cặn bám vào đường ống của hệ thống giải nhiệt nước.
Ưu điểm của phương pháp trao đổi ion: các hạt nhựa trao đổi ion này rất tốt, và có thể tái sinh được bằng cách cho muối vào cột lọc chứa hạt, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Sử dụng hệ thống lọc RO
Đây cũng là phương pháp xử lý nước được áp dụng phổ biến và hiện đại nhất hiện nay. Nó được ứng dụng để tạo ra nước ngọt trên khắp thế giới.
Hệ thống lọc nước RO
Sử dụng hệ thống lọc RO nghĩa là cho nước nguồn đi qua hệ thống lọc trước khi đi qua đường ống để thực hiện giải nhiệt, làm mát không khí. Như vậy, sẽ không có hiện cáu cặn bám vào thành thiết bị.
Hệ thống lọc RO sử dụng màng lọc với các khe lọc có kích thước 0.0001 micromet. Không chỉ lọc các chất rắn, ion kim loại nặng mà còn có thể lọc những vi sinh vật, vi khuẩn… với kích thước siêu nhỏ… đảm bảo nguồn nước cung cấp sạch 100%.
Mặc dù phương pháp xử lý cáu cặn chiller này mang lại hiệu quả cao và có thể sử dụng lâu dài nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Các doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp này.
Trên đây là một số phương pháp xử lý cáu cặn chiller mang lại hiệu quả cực cao mà các doanh nghiệp có thể áp dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hệ thống giải nhiệt nước chiller, tháp giải nhiệt nước… hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ theo số hotline: 0989.937.282 để được hỗ trợ nhé!
Hỏi Đáp