Cách tính chọn tháp giải nhiệt "ĐÚNG - TỐI ƯU CHI PHÍ"

2479 lượt xem 3

Áp dụng cách tính chọn tháp giải nhiệt chuẩn trước khi mua tháp. Điều này sẽ giúp bạn chọn được công suất tháp giải nhiệt phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đây là một công đoạn quan trọng giúp cho việc sử dụng tháp đạt được hiệu quả tốt nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết về cách tính để chọn tháp hạ nhiệt trong bài viết dưới đây. 

Ứng dụng của tháp hạ nhiệt nước công nghiệp

Tháp giải nhiệt chính hãng còn được gọi là cooling tower, tháp làm mát nước, tháp hạ nhiệt và nhiều tên gọi khác nữa. Thiết bị này giúp làm giảm nhiệt độ của nước, giảm xả thải, tiết kiệm chi phí sản xuất và thân thiện với môi trường. Tháp tản nhiệt được sử dụng để làm mát cho các máy móc trong các nhà xưởng, nhà máy xí nghiệp... 

Tìm hiểu cách tính chọn tháp giải nhiệt nước công nghiệp

 Tìm hiểu cách tính chọn tháp giải nhiệt nước công nghiệp 

Hiện nay, tháp được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, ví dụ như: 

  • Ngành cáp điện.
  • Ngành dược phẩm.
  • Ngành luyện kim.
  • Ngành nhựa: Sản xuất bao bì nhựa, máy ép nhựa...
  • Ngành thủy hải sản: Chế biến, bảo quản thủy hải sản.
  • Ngành điện lạnh: Điều hòa, nước đá công nghiệp, đông lạnh...
  • Một số ngành khác: Sản xuất rượu, bia, xử lý nước, máy nén khí... 

Những ứng dụng quan trọng của tháp làm mát nước trong hoạt động sản xuất

Những ứng dụng quan trọng của tháp làm mát nước trong hoạt động sản xuất

Tại sao cần phải tính toán thiết kế tháp giải nhiệt trước khi mua

Hiện nay, mỗi đơn vị, nhà xưởng hay các tòa nhà lớn có quy mô và mục đích sử dụng khác nhau. Chính vì thế các đơn vị này sẽ cần sử dụng tháp hạ nhiệt cooling tower với thông số kỹ thuật khác nhau. Trước khi lựa chọn thiết bị này, người mua cần phải lưu ý tính toán chính xác để chọn ra tháp có thông số kỹ thuật phù hợp. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu giải nhiệt của doanh nghiệp.

Chúng ta cần phải tính toán vì nếu sử dụng tháp có công suất làm lạnh quá lớn so với nhu cầu công việc. Điều này sẽ làm lãng phí tiền đầu tư ban đầu và nhiên liệu trong quá trình vận hành. Còn nếu chọn lắp đặt loại tháp giảm nhiệt có công suất thấp hơn so với yêu cầu sử dụng, thiết bị này sẽ phải làm việc quá tải. Điều này rất dễ gây ra hỏng hóc, có thể dẫn đến đình trệ hoạt động sản xuất.

Mặt khác, khi tháp hạ nhiệt công nghiệp đã xây dựng và lắp đặt xong. Bạn sẽ rất khó để thay đổi hiệu suất của tháp một cách đáng kể.

Công thức tính chọn tháp giải nhiệt

Cách tính chọn tháp giải nhiệt dựa vào công suất

Nếu muốn xác định được công suất làm mát của tháp thì người sử dụng cần xác định được công suất tỏa nhiệt của hệ thống máy móc trong nhà xưởng trước. Sau đó, ta mới căn cứ vào kết quả để tìm ra loại tháp có công suất làm mát tương ứng.

Cách tính công suất tỏa nhiệt của hệ thống máy móc cần làm mát

Cách tính công suất tỏa nhiệt của hệ thống máy móc cần làm mát

Để tính toán công suất tỏa nhiệt của hệ thống mà chưa có các thông số của nhà sản xuất. Các bạn có thể tính dựa trên các thông số sau:

  • Nhiệt độ của nước trước khi đưa vào hệ thống tháp làm mát.
  • Nhiệt độ của nước sau khi ra khỏi hệ thống tháp hạ nhiệt.
  • Lưu lượng nước vào và ra của tháp làm lạnh nước.

Khi đã có đủ các thông số kể trên, bạn có thể tính công suất tỏa nhiệt bằng cách áp dụng công thức của nhiệt động học, đó là:

Q = C*M*(T2-T1)

Trong đó:

  • Q là công suất tỏa nhiệt.
  • C là chỉ số nhiệt dung riêng của nước 4200 (J/kg*K).
  • M là khối lượng của nước (tính dựa vào lưu lượng nước sử dụng).
  • T1 là nhiệt độ nước ban đầu.
  • T2 là nhiệt độ nước sau khi được làm mát.

Dựa vào kết quả tính toán này, với những yếu tố khác như nhiệt độ môi trường, điều kiện mặt bằng lắp đặt và tính quan trọng của hệ thống, bạn sẽ xác định được công suất làm mát của tháp nước cooling tower và số lượng tháp cần sử dụng để đáp ứng được yêu cầu công việc.

Lưu ý: Ta nên sử dụng loại tháp làm mát nước được trang bị công suất lớn hơn công suất thực tế. Để đề phòng sau này cần tăng công suất sản xuất. Hoặc chúng ta cũng có thể cho một lượng nhỏ nước đã được làm mát chảy ngược lại bể chứa nước nóng. Để việc hạ nhiệt sẽ hiệu quả hơn, cùng với đó là giải nhiệt được nước có nhiệt độ cao hơn.

Công thức tính để chọn lựa bơm cho tháp giải nhiệt

Bơm nước cho tháp làm mát cũng có thể được coi là một phụ kiện tháp giải nhiệt. Để chọn bơm phù hợp với tháp tản nhiệt nước. Trước hết bạn cần xác định 2 yếu tố là lưu lượng và áp suất của bơm. Quan hệ giữa 2 yếu tố này của cùng một bơm là một hàm nghịch biến. Tức là áp suất thấp thì lưu lượng cao và ngược lại. Trong đó:

  • Lưu lượng của bơm sẽ được xác định thông qua tháp hạ nhiệt nước.
  • Áp suất của bơm thì được xác định dựa vào vị trí giữa bơm và tháp, kích thước và đường đi của đường ống dẫn nước.

Khi đã có đủ các thông số trên thì các bạn sẽ chọn được mã bơm cần thiết cho tháp hạ nhiệt.

Cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt tối ưu thời gian và chi phí để làm mát nhà xưởng

Cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt tối ưu thời gian và chi phí để làm mát nhà xưởng

Công thức tính thể tích của bể trung gian

Bể trung gian là bộ phận dùng để chứa nước của hệ thống tháp làm mát nước. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp và ưng ý, dù là đối với những tháp có công suất thấp như: Tashin TSC 15RT, Liangchi LBC 15RT, 20RT… cho tới các model tháp được trang bị công suất lạnh cao như tháp giảm nhiệt 800RT, tháp làm mát cooling tower 1000RT, thì các bạn đều phải xác định được thể tích của bể trung gian.

Trong hệ thống, bể trung gian luôn phải lớn hơn một thể tích Vmin (Vtg ≥ Vmin). Yêu cầu này để đảm bảo tính liên tục của hệ thống bơm. Đồng thời đảm bảo được khả năng tuần hoàn của hệ thống giải nhiệt.

Bạn có thể xác định được thể tích của bể Vmin được thông qua 2 yếu tố. Là thể tích của đường ống và công suất làm mát của tháp tản nhiệt nước công nghiệp. Thể tích của bể được tính theo công thức sau:

Vmin = 6.5 * Q + Vdo (lít)

Trong đó:

  • + Q là công suất làm lạnh của hệ thống giải nhiệt (đơn vị là KW).
  • + Vdo là thể tích của đường ống dẫn nước.

Tháp hạ nhiệt nước công nghiệp đang được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, tòa nhà cao tầng. Qua đó ta cũng thấy được tầm quan trọng của thiết bị này đối với hoạt động sản xuất của con người. Hy vọng rằng với cách tính chọn tháp giải nhiệt mà chúng tôi đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn chọn được loại tháp phù hợp.

Hỏi Đáp

Tin tức tháp giải nhiệt

Tin tức tháp giải nhiệt

Xem tất cả »
4 Phương pháp xử lý cáu cặn chiller hiệu quả, siêu tiết kiệm

4 Phương pháp xử lý cáu cặn chiller hiệu quả, siêu tiết kiệm

Tìm hiểu sơ đồ hệ thống làm mát và nguyên lý hoạt động

Tìm hiểu sơ đồ hệ thống làm mát và nguyên lý hoạt động

Tháp giải nhiệt Kuken

Tháp giải nhiệt Kuken "Cấu Tạo & Nguyên Lý Hoạt Động"

[Hướng Dẫn] cách lắp đặt tháp giải nhiệt chi tiết từ A - Z

[Hướng Dẫn] cách lắp đặt tháp giải nhiệt chi tiết từ A - Z

Chiller là gì? Sơ đồ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động chi tiết

Chiller là gì? Sơ đồ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động chi tiết

Sơ Đồ Hệ Thống Lạnh Công Nghiệp

Sơ Đồ Hệ Thống Lạnh Công Nghiệp "1 cấp nén & 2 cấp nén"

Bánh xe hồi nhiệt là gì? Cấu tạo, ứng dụng & cách hoạt động

Bánh xe hồi nhiệt là gì? Cấu tạo, ứng dụng & cách hoạt động

#Hệ thống HVAC là gì? CẤU TẠO - NGUYÊN LÝ - BẢO TRÌ

#Hệ thống HVAC là gì? CẤU TẠO - NGUYÊN LÝ - BẢO TRÌ

AHU là gì? FCU là gì? So sánh điểm khác nhau giữa FCU & AHU

AHU là gì? FCU là gì? So sánh điểm khác nhau giữa FCU & AHU