Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt chỉ #3BƯỚC "nhanh chóng"

488 lượt xem 0

Vệ sinh tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và độ bền cao cho thiết bị. Mặc dù vậy, có khá nhiều người dùng chưa biết cách làm sạch các bộ phận bên trong tháp giải nhiệt, làm cho quá trình hoạt động của tháp bị ảnh hưởng. Thế nên, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt đơn giản mà hiệu quả nhất.

Khi nào cần vệ sinh tháp giải nhiệt

Trong quá trình kiểm tra tháp tản nhiệt, nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, người dùng nên vệ sinh tháp làm mát càng sớm càng tốt:

  • Dưới đáy của tháp có nhiều cặn bẩn.
  • Bên trong tháp hạ nhiệt phát ra tiếng ồn lớn, khi chạm vào có trường hợp bị rung mạnh, dù lúc mới sử dụng có tình trạng này nhưng ít xuất hiện.
  • Tấm tản nhiệt bị bám nhiều cặn bẩn, thường có CaCO3 (màu của vôi).
  • Khi hoạt động, tháp có tiếng động lạ hoặc nước ở phớt bị rò rỉ hay thân bơm bị nóng lên bất thường.
  • Bộ chia nước hoạt động không hiệu quả như trước.
  • Trong quá trình quay, bộ phận quạt tháp phát ra tiếng kêu kỳ lạ hoặc bị đảo chiều.
  • Nhiệt độ của nguồn nước ở đầu ra không đủ đáp ứng tiêu chuẩn vận hành của tháp.
  • Hiệu suất làm việc bị giảm và không đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong sản xuất.

vệ sinh tháp giải nhiệt

Nếu không vệ sinh thì hiệu suất làm việc của tháp giải nhiệt bị giảm

Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt

Một số đầu mục công việc các bạn cần tiến hành thực hiện trong quá trình vệ sinh bảo dưỡng tháp làm mát sau một thời gian sử dụng như:

Tẩy rửa cặn bẩn và xả hóa chất cho tháp hạ nhiệt

+ Tẩy rửa tháp giải nhiệt

Quy trình vệ sinh, bảo dưỡng và tẩy rửa tháp giải nhiệt phổ biến nhất là tẩy cặn bẩn bằng cách giữ lại một lượng nước ở bên trong tháp, đủ để hòa lẫn hóa chất vào trong hệ thống tuần hoàn với nồng độ vừa đủ, giúp việc vệ sinh nhanh chóng và hạn chế gây hại cho tháp.

Khi thực hiện việc vệ sinh cáu bẩn, bạn cần tuân thủ ác quy định về an toàn lao động nghiêm ngặt, nhằm tránh nguy cơ bỏng hóa chất hoặc dung dịch tẩy rửa bị tràn ra ngoài gây hư hại các linh kiện trong tháp. 

Sau khi hóa chất đã được đổ ra, người vệ sinh sẽ mở các van và đường ống, rồi bật bơm nước để hóa chất làm sạch tuần hoàn, đẩy hết cặn bẩn ra khỏi hệ thống.

+ Tiến hành xả hóa chất

Sau một khoảng thời gian vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt bằng chất tẩy rửa, người thực hiện cần xả hóa chất ra khỏi hệ thống tháp tản nhiệt. Trước khi xả, bạn cần làm trung hòa hóa chất và nước để đảm bảo nguồn nước xả ra bên ngoài sẽ không gây hại cho môi trường. 

Tẩy rửa các chất cặn bẩn bám vào chi tiết tháp làm mát

Tẩy rửa các chất cặn bẩn bám vào chi tiết tháp làm mát

Sau đó, người sử dụng chỉ cần châm nước vào hệ thống, khởi động thiết bị cho làm việc tuần hoàn và xả toàn bộ hóa chất ra ngoài. Công đoạn cuối cùng, bạn phải thử độ pH của nước bằng quỳ tím, nếu đạt mức trung tính từ là hết hóa chất và đạt yêu cầu.

Xử lý rong rêu trong tháp hạ nhiệt

Để loại bỏ rong rêu trong tháp giải nhiệt, có hai cách thông dụng được nhiều người thực hiện đó là phương pháp hóa học và vật lý.

+ Phương pháp vật lý

Khi áp dụng phương pháp vật lý, bạn có thể sử dụng loại đèn cực tím chiếu tia UV để diệt vi khuẩn bên trong tháp. Bước sóng của điện áp bức xạ được dùng để vô hiệu hóa các tạp khuẩn và vi sinh vật thông qua biến tính DNA nên có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh trong nước.

+ Phương pháp hóa học

Bên trong hệ thống tháp tản nhiệt thường phát triển nhiều rong rêu và tảo ở nhiều vị trí khác nhau. Đặc biệt là những nơi có nguồn nước vào và khe nhỏ. 

Thế nên, việc sử dụng phương pháp vệ sinh tháp giải nhiệt bằng thủ công thường không đem lại hiệu quả tối ưu, mà còn tiêu tốn nhiều thời gian làm sạch bên trong tháp hơn. 

Do đó, để ngăn chặn sự phát triển của tảo và rong rêu tháp giải nhiệt bằng hóa chất chuyên dụng là giải pháp tối ưu. Bạn có thể lựa chọn loại hóa chất phù hợp để thực hiện công việc được hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng cần dùng đúng lượng và tẩy rửa trong thời gian nhất định đã được hướng dẫn từ nhà sản xuất. 

Làm sạch rong rêu bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học

Làm sạch rong rêu bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học

Người dùng thường chọn hai loại hóa chất đó là chất không gây oxy hóa và chất oxy hóa. Hóa chất không oxy hóa sẽ làm thay đổi cấu trúc của thế bào và quy trình trao đổi ở bên trong tháp tản nhiệt. Chất oxy hóa có thuộc tính axit mạnh nên sẽ làm sạch và loại bỏ các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm.

Kiểm tra các linh kiện và bộ phận tháp

Làm sạch ống chia nước và các phụ kiện

Bạn nên tháo các ống chia nước ra để phun xịt hết rong rêu, cặn bẩn bám vào rồi lắp như ban đầu, để đảm bảo thiết bị hạ nhiệt hoạt động tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý tới việc làm sạch cánh quạt, lưới bảo vệ, vỏ tháp, thân tháp tản nhiệt để giúp thiết bị sạch sẽ và có độ bền cao. 

Kiểm tra dầu bôi trơn

Sau khoảng 6 tháng làm việc liên tục, người dùng cần thực hiện quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Đặc biệt là việc thay dầu bôi trơn. Bên cạnh đó, người vận hành cần phải kiểm tra mức dầu xem có bị hao hụt không, nếu bị hụt thì cần bổ sung đầy đủ. Mặt khác, nếu dầu bị cô đặc hay đóng bánh thì bạn cần ngừng hoạt động của thiết bị và thay loại dầu mới.

Kiểm tra hệ thống điện

Sau khi tiến hành xả đáy, kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt, tiếp theo. bạn cần kiểm tra hệ thống điện cấp vào máy bơm, khởi động aptomat, khởi động từ, mô tơ quạt và các bộ phận điều khiển, cảm biến nhiệt độ... để đảm bảo hiệu quả làm việc của thiết bị.

vệ sinh các bộ phận trong tháp giải nhiệt

Vệ sinh thường xuyên giúp tháp tản nhiệt hoạt động lâu dài

Hy vọng trong quá trình sử dụng tháp làm mát, bạn cần thường xuyên vệ sinh tháp giải nhiệt để đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, cung cấp cho hệ thống và giúp độ bền tháp hoạt động lâu dài. Nếu có những thắc mắc liên quan đến tháp hạ nhiệt và muốn mua sản phẩm, bạn chỉ cần liên hệ tới 0989.937.282 để nhân viên của chúng tôi hỗ trợ tư vấn chính xác, nhanh chóng, hiệu quả. 

Hỏi Đáp

Tin tức tháp giải nhiệt

Tin tức tháp giải nhiệt

Xem tất cả »
4 Phương pháp xử lý cáu cặn chiller hiệu quả, siêu tiết kiệm

4 Phương pháp xử lý cáu cặn chiller hiệu quả, siêu tiết kiệm

Tìm hiểu sơ đồ hệ thống làm mát và nguyên lý hoạt động

Tìm hiểu sơ đồ hệ thống làm mát và nguyên lý hoạt động

Tháp giải nhiệt Kuken

Tháp giải nhiệt Kuken "Cấu Tạo & Nguyên Lý Hoạt Động"

Cách tính chọn tháp giải nhiệt

Cách tính chọn tháp giải nhiệt "ĐÚNG - TỐI ƯU CHI PHÍ"

[Hướng Dẫn] cách lắp đặt tháp giải nhiệt chi tiết từ A - Z

[Hướng Dẫn] cách lắp đặt tháp giải nhiệt chi tiết từ A - Z

Chiller là gì? Sơ đồ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động chi tiết

Chiller là gì? Sơ đồ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động chi tiết

Sơ Đồ Hệ Thống Lạnh Công Nghiệp

Sơ Đồ Hệ Thống Lạnh Công Nghiệp "1 cấp nén & 2 cấp nén"

Bánh xe hồi nhiệt là gì? Cấu tạo, ứng dụng & cách hoạt động

Bánh xe hồi nhiệt là gì? Cấu tạo, ứng dụng & cách hoạt động

#Hệ thống HVAC là gì? CẤU TẠO - NGUYÊN LÝ - BẢO TRÌ

#Hệ thống HVAC là gì? CẤU TẠO - NGUYÊN LÝ - BẢO TRÌ