Tác hại của bụi đối với máy móc trong sản xuất công nghiệp
Trong quá trình sản xuất, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp… đều phát sinh ra bụi công nghiệp. Bụi trong sản xuất không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người lao động mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy móc, trang thiết bị. Vậy tác hại của bụi trong sản xuất là gì? Các biện pháp xử lý bụi như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
Nội dung chính [ Ẩn ]
Nguyên nhân tạo ra bụi công nghiệp
Trong các nhà xưởng, nguồn gốc tạo ra bụi công nghiệp có thể phát sinh từ môi trường bên ngoài và tại khu vực may móc sản xuất. Ngoài ra còn bụi có thể sinh ra từ nhiều nguyên nhân khác :
- Bụi từ nguyên vật liệu
Bụi cũng có thể phát tán từ chính các nguyên vật liệu, hóa chất hoặc các thành phần được sử dụng trong quá trình sản xuất. Ví dụ như bột mì, đường và các sản phẩm dược phẩm…
- Bụi trong quá trình sản xuất
Bụi có thể phát sinh từ các hoạt động sản xuất, thông qua quá trình gia công, chế biến sản phẩm, xây dựng, vận chuyển…
Môi trường sản xuất khác nhau sẽ sinh ra những hạt bụi có đặc tính khác nhau. Ví dụ: Trong ngành xây dựng có bụi cát, bụi xi măng… hay bụi gỗ trong khu chế tạo gỗ…
- Bụi trong không khí
Bụi vẫn luôn tồn tại trong không khí mà mắt thường không thể nhìn thấy. Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra bụi trong tự nhiên như: núi lửa, gió, cháy rừng...
Tác hại của bụi trong sản xuất
Các loại bụi nói chung có nhiều ảnh hưởng xấu đối với cả người lao động và máy móc, thiết bị trong nhà xưởng. Hầu hết những tác động là vô cùng nghiêm trọng và cần được lưu ý .
Tác hại của bụi với con người
Trong quá trình sản xuất, nhiều loại bụi gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động. Một số trường hợp có thể để lại hậu quả lâu dài, đặc biệt nghiêm trọng :
Bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
- Bụi bẩn càng nhiều sẽ càng tạo không khí ngột ngạt, gây cảm giác khó chịu, bực dọc… ảnh hưởng đến tâm lý của con người.
- Bụi công nghiệp khi bám vào lỗ chân lông trên da sẽ gây ra viêm da; bụi bám vào niêm mạc sẽ gây viêm niêm mạc. Đặc biệt, một vài loại bụi có chứa nhựa đường còn có thể gây dị ứng da.
- Với mắt thì rất dễ bị viêm giác mạc. Đặc biệt, bụi kim loại có các cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt sẽ làm xây xát hoặc thủng giác mạc hay bụi vôi thì làm bỏng mắt nghiêm trọng.
- Bụi khi bám vào tai có thể gây viêm tai, nặng hơn là tắc ống tai dẫn đến bị điếc.
- Bụi vào đường miệng có thể gây viêm lợi và sâu răng. Với các loại bụi to hơn vào hệ thống tiêu hóa sẽ làm viêm loét dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Bụi gây ra các bệnh về đường hô hấp: Các hạt bụi nhỏ, bụi mịn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ho và khó thở. Nếu như nặng hơn thì có thể gây viêm phế quản, viêm phổi làm tắc nghẽn mãn tính hay ung thư phổi…
- Các loại bụi độc nhất thường xuất hiện ở các ngành hóa chất như chất thủy ngân, chì hay thạch tín… nếu như hít phải sẽ làm nhiễm độc máu, toàn cơ thể mỏi mệt và nghiêm trọng hơn là tử vong.
Tác hại của bụi với máy móc, trang thiết bị
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, một trong những tác hại của bụi trong sản xuất là gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và độ bền của máy móc, thiết bị:
Bụi ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy móc
- Hạt bụi bám vào máy móc, động cơ hay các chi tiết máy gây ra lực ma sát lớn khi làm việc; thiết bị nhanh bị hao mòn, hư hỏng.
- Bụi bám vào ổ trục, bánh răng làm tăng ma sát khiến máy móc hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng đến năng suất hoạt động.
- Bụi bám vào mạch điện trong động cơ gây nên hiện tượng đoản mạch, cháy thiết bị, nguy cơ cháy nổ nguy hiểm.
Các biện pháp xử lý bụi công nghiệp
Như đã đề cập ở trên, bụi là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý cho con người cũng như gây thiệt hại về cơ sở vật chất cho các nhà xưởng. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra an toàn, những người quản lý cần đưa ra những biện pháp xử lý và ngăn ngừa bụi hữu hiệu và kịp thời.
Vệ sinh sàn nhà xưởng và thiết bị sản xuất
Một trong những biện pháp hữu hiệu để xử lý bụi trong sản xuất là sử dụng máy hút bụi nhà xưởng để hút sạch các bụi bẩn trên mọi nơi trong nhà máy, khu chế xuất…
Sử dụng máy hút bụi công nghiệp để vệ sinh sàn nhà xưởng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều model máy hút bụi nhà xưởng khác nhau. Căn cứ vào không gian cần vệ sinh cũng như loại bụi bẩn để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Cụ thể:
- Với nhà xưởng có diện tích nhỏ, dưới 100m² thì bạn nên chọn máy hút bụi công nghiệp loại nhỏ, hoạt động với công suất 1200 - 1800W, dung tích thùng chứa 15 - 40 lít. Một số model tiêu biểu như: Camry BF-570, Palada PD15, Kumisai KMS30…
- Với nhà xưởng có diện tích trên 100m² trở lên thì bạn nên chọn máy hút bụi công nghiệp có công suất từ 2000 - 3000W, dung tích thùng chứa từ 60 - 70 lít. Một số model tiêu biểu như: Supper Clean SC 70, Kumisai KMS-603J, Camry BF-580…
- Với nhà xưởng có diện tích lớn, cần xử lý nhiều loại bụi ẩm ướt thì bạn nên chọn máy hút bụi khô và ướt với mức công suất từ 3000W trở lên. Ngoài ra, cần chọn máy có dung tích thùng chứa 80 lít trở lên để hoạt động với tần suất sử dụng liên tục trong phạm vi rộng. Một số model tiêu biểu như: Kumisai KMS80H, Palada 380T, Supper Clean SC 90…
Lắp đặt hệ thống lọc bụi công nghiệp
Lắp đặt hệ thống hút và lọc bụi công nghiệp cũng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hệ thống có thể thu gom các loại bụi bẩn, bao gồm cả các hạt bụi nhỏ bay lơ lửng trong không khí, mang đến cho bạn môi trường làm việc an toàn và thoải mái, nâng cao năng suất làm việc cho người lao động.
Ngăn ngừa bụi bằng hệ thống lọc bụi công nghiệp
Tùy thuộc vào quy mô cũng như loại hình sản xuất mà doanh nghiệp lựa chọn hệ thống hút bụi công nghiệp phù hợp để làm sạch không khí. Các hệ thống lọc bụi thông thường như: hệ thống lọc bụi tĩnh điện, hệ thống lọc bụi túi, hệ thống lọc bụi túi di động, hệ thống lọc bụi Cyclone…
Với các hạt bụi mịn kích lỡ lớn hơn 3 micromet thường lắng đọng xuống sàn nhà xưởng hay bám trên thiết bị sản xuất, cần dùng các máy hút bụi có bộ lọc bụi mịn HEPA để đạt hiệu quả lọc bụi tốt nhất.
Các biện pháp ngăn ngừa bụi khác
Để ngăn ngừa bụi công nghiệp gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thì người lao động cần có ý thức trong việc giữ vệ sinh lao động cũng như tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Cụ thể:
- Hạn chế trò chuyện, trao đổi hay ăn uống trong khu vực nhà xưởng có nhiều bụi.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định đồng phục trong sản xuất, thay đồng phục lao động khi làm việc trong môi trường nhiều bụi hay độc hại.
Mặc đồng phục lao động theo đúng quy định
- Thường xuyên dọn vệ sinh khu vực làm việc để tránh bụi bám nhiều. Ngoài ra cũng cần vệ sinh sạch sẽ đồ bảo hộ sau khi sử dụng mỗi ngày.
- Thay quần áo, rửa tay chân sạch sẽ trước lúc ăn uống và khi về nhà. Khi thấy có dấu hiệu liên quan đến viêm phổi, da, mắt… thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, để giảm thiểu bụi bẩn khi sản xuất, xây dựng thì các doanh nghiệp cần lưu ý:
- Bố trí các xưởng sản xuất, công trình… xa các vùng khu dân cư và nhà ở.
- Bố trí đường vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm… riêng biệt để hạn chế phát tán bụi vào không khí.
- Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ cho các công nhân làm việc trong môi trường nhiều bụi, đặc biệt là bụi độc hại.
Trên đây là những tác hại của bụi trong sản xuất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Bụi bẩn luôn tồn tại và tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho môi trường, con người cũng như máy móc thiết bị nên các doanh nghiệp hãy áp dụng các biện pháp xử lý bụi hợp lý.
Tin tức nổi bật
Hỏi Đáp