Cách giặt nệm cao su non tại nhà NHANH, SẠCH tới 98,9%
Vệ sinh nệm cao su tại nhà là “bí kíp” giúp bạn kéo dài tuổi thọ của nệm, hạn chế vi khuẩn gây hại sức khỏe. Cách giặt nệm cao su non rất đơn giản, chỉ cần vài phút thực hiện là chiếc nệm của bạn đã “sạch bong sáng bóng” như mới. Cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây của Điện máy Hoàng Liên để nắm chắc cách giặt nệm tại nhà Nhanh, Sạch đến 98.9%
Nội dung chính [ Ẩn ]
Đệm/ Nệm cao su non là gì?
Tên gọi đệm/nệm cao su non khiến không ít người hiểu nhầm và tin rằng đây là loại đệm/nệm được làm từ nhựa cao su khi còn non. Thực tế, không phải vậy vì cao su không thể thu hoạch khi còn non.
Đệm/nệm cao su được nhiều người lựa chọn
Đệm/nệm cao su non là loại đệm/nệm được sản xuất từ chất liệu nhân tạo, cụ thể là hợp chất có nguồn gốc chất dẻo Polyurethane foam cùng các chất phụ gia để định hình vật liệu để tăng khả năng đàn hồi.
Nệm cao su non rất mềm mại, dẻo dai, bề mặt bóng mịn, độ đàn hồi cực tốt; giá thành rẻ hơn so với đệm cao su tự nhiên nên được nhiều người tiêu dùng sử dụng.
Nệm cao su non có giặt được không? Khi nào nên vệ sinh?
Nệm cao su non có giặt được không?
Nệm cao su non có thể giặt được, phương pháp giặt phổ biến nhất là giặt khô và giặt ướt. Trong đó, phương pháp giặt khô được xem là cách giặt nệm cao su non hiệu quả, an toàn và phù hợp với mọi dòng sản phẩm trên thị trường hiện nay. Việc giặt nệm cao su bằng nước nếu không thực hiện đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn khiến nước thấm sâu vào bên trong. Điều này, khiến việc làm khô nệm cao su non mất nhiều thời gian hơn; lâu ngày sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc, làm giảm đi độ đàn hồi của nệm.
Tại sao cần phải vệ sinh nệm cao su?
Chúng ta cần phải vệ sinh nệm cao su thường xuyên để:
- Bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như các thành viên trong gia đình.
- Tăng tính thẩm mỹ và cải thiện độ bền cho nệm cao su
- Mang tới cảm giác thỏa mái, dễ chịu
- Ngủ ngon và sâu giấc hơn
- Loại bỏ được bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng, ký sinh trùng gây hại bám trên nệm
- Hạn chế được các tác nhân gây hại cho đường hô hấp, da liễu
- Tiết kiệm chi phí
Khi nào nên vệ sinh nệm cao su non? Bao lâu giặt 1 lần?
Sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy nệm cao su có các vết ố vàng, bụi bẩn bám, vết mốc, mùi hôi khó chịu thì bạn nên vệ sinh “ngay và luôn”. Tùy thuộc vào tình trạng nệm cao su của bạn mà bạn sắp xếp thời gian làm sạch phù hợp. Theo lời khuyên của giới chuyên gia, nên vệ sinh nệm định kỳ 4 - 6 tháng/lần để loại bỏ bụi bẩn, vết bẩn và vi khuẩn.
Nên giặt nệm cao su sau một thời gian sử dụng
10+ Cách giặt nệm cao su non tại nhà
Từ những nguyên liệu, thiết bị sẵn có trong nhà mà bạn có thể vệ sinh nệm cao su nhanh chóng, hiệu quả cao. Dưới đây là 10+ cách giặt nệm cao su tại nhà mà bạn nên áp dụng.
Phấn rôm
Sử dụng phấn rôm để vệ sinh nệm cao su tại nhà cũng rất hiệu quả nhờ khả năng hút ẩm tuyệt vời. Bạn rắc phấn rôm lên vết bẩn trên nệm rồi chờ 30 phút. Lưu ý, phấn rôm trẻ em sẽ phát huy công dụng khi bạn sử dụng cho vết bẩn dạng lỏng hoặc bề mặt còn ẩm.
Máy giặt thảm/ nệm/ sofa chuyên dụng
Giặt nệm cao su như thế nào? Đây là thiết bị chuyên dụng được các dịch vụ vệ sinh nệm cao su sử dụng để làm sạch thảm/nệm/ghế sofa. Máy giặt nệm được thiết kế đặc biệt có công suất và lực hút cực mạnh, vừa phun hóa chất vừa hút chất bẩn giúp làm sạch sâu vào từng lớp đệm, hiệu quả làm sạch lên đến 98.9%. Sử dụng thiết bị đa năng này giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức khi vệ sinh nệm, ghế sofa, thảm trải sàn.
Một số model máy giặt nệm được sử dụng nhiều đó là Kumisai KMS02, Kumisai KMS-40ZQ, Palada PD 602A, Supper Clean LC 401SC, Kungfu Clean LC-602SF.
Máy giặt thảm/nệm/ghế sofa giúp loại bỏ 98.9% chất bẩn bám trên nệm cao su
Baking soda
Baking soda luôn sẵn trong tủ bếp trong mỗi gia đình, không chỉ được sử dụng làm nguyên liệu nấu nướng mà còn có tác dụng tuyệt vời khi vệ sinh đệm cao su. Baking soda có khả năng loại bỏ vết bẩn cứng đầu siêu nhanh giúp bề mặt nệm lúc nào cũng sạch bóng như mới. Thứ tự thực hiện như sau:
- Rắc bột baking soda lên nệm cao su
- Chờ 30 phút bạn sẽ thấy phản ứng hóa học của baking soda với không khí, nó sẽ hút ẩm và khử mùi trên nệm
- Cuối dùng, bạn dùng khăn lau sạch là xong.
Máy hút bụi
Máy hút bụi giúp loại sạch bụi trên nệm rất triệt để. Bạn gỡ drap giường ra khỏi nệm cao su rồi dùng máy hút bụi di chuyển trên bề mặt nệm nhiều lần. Như vậy bạn đã thu gom được bụi bẩn trên nệm. Đây cũng chính là bước quan trọng trong quy trình giặt nệm. Việc loại bỏ bụi bẩn trước khi giặt nệm sẽ giúp ích cho các bước thực hiện tiếp theo.
Máy hút bụi giúp loại sạch bụi bẩn bám trên nệm
Nước cốt chanh
Nước cốt chanh có tác dụng “thần kỳ” khi làm sạch các vết mốc bám trên đệm cao su lâu ngày. Bạn chỉ cần dùng tăm bông thấm vào nước cốt chanh rồi chà lên vết mốc vài lần là sẽ thấy hiệu quả “tức thì”. Hãy thử áp dụng cách vệ sinh nệm cao su này và chia sẻ thành quả với chúng mình nhé!
Nước SODA
Chỉ cần vảy đều nước soda lên đệm cao su và để khô sau 30 phút là bạn sẽ thấy mùi hôi, bụi bẩn được làm sạch. Sau đó bạn dùng máy hút bụi để loại bỏ sạch các bụi bẩn còn sót lại trên nệm. Đối với những chiếc nệm có lỗ thông hơi khiến máy hút bụi không hút sạch triệt để thì bạn hãy lật mặt nệm xuống, dùng gậy đập nhẹ bụi sẽ từ các khe nhỏ được bật ra dễ dàng.
Dùng nước soda để vệ sinh nệm cao su tại nhà rất hiệu quả
Glycerin
Glycerin rất dễ hòa tan trong nước, không độc hại; có thể điều chế hoạt chất này từ quá trình lên men đường. Trong thực tế, glycerin ít được sử dụng làm hoạt chất hút ẩm trong các sản phẩm dùng cho da nhưng chúng lại được dùng làm chất hút ẩm khi kết hợp với nước hoặc lòng trắng trứng để loại bỏ vết bẩn cứng đầu trên nệm giường.
Nước rửa chén
- Bạn có biết, nước rửa chén là “cứu tinh” để những chiếc nệm cao su trở nên sạch sẽ hơn. Cách giặt nệm cao su non tại nhà với nước rửa chén như sau:
- Pha nước rửa chén với giấm theo tỉ lệ 1:2 rồi đổ lên vết bẩn trên mặt nệm
Pha nước rửa chén với giấm để giặt nệm tại nhà
- Chờ 30 phút để nước rửa chén phát huy tác dụng, phá vỡ và làm mềm vết bẩn cứng đầu trên nệm cao su. Tiếp đó, dùng khăn sạch để loại bỏ chất bẩn rồi phơi đệm cho khô.
- Nước rửa xe chén khi được pha loãng với giấm sẽ giảm bớt nồng độ nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng nệm cao su.
Bột giặt/ Xà phòng
Bột giặt/xà phòng cũng được mọi người sử dụng khi giặt nệm cao su. Khi làm sạch nệm cao su bằng bột giặt/xà phòng thì bạn nên sử dụng loại trung tính để không gây hư hại cho nệm. Quy trình giặt nệm với bột giặt/xà phòng như sau:
- Pha bột giặt/xà phòng với nước theo tỷ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp dung dịch dạng sệt.
- Dùng khăn mềm thấm vào dung dịch vừa pha rồi chà lên vị trí nệm có vết bẩn. Thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để có kết quả tốt nhất.
- Sau cùng, dùng chiếc khăn mềm và khô để lau lại bọt bẩn còn sót lại.
Cồn 90 độ
Vệ sinh nệm cao su bằng cồn 90 độ rất dễ thực hiện và hiệu quả cao. Cồn 90 độ là chất lỏng vừa có khả năng tiệt trùng vừa giúp loại bỏ chất bẩn trên nệm.
Cồn 90 độ có tác dụng cao khi loại bỏ vết bẩn cứng đầu, máu trên nệm
Nếu bạn dùng cồn để vệ sinh nệm cao su tại nhà thì thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Pha loãng cồn với nước rồi đổ lên bề mặt nệm
- Dùng bông đắp nhiều lớp lên khu vực đổ cồn rồi ấn mạnh xuống để cồn thấm vào bông
- Để nệm cao su khô bằng gió từ quạt
- Không nên sử dụng cồn nguyên chất vì sẽ làm ảnh hưởng tới kết cấu của nệm. Hãy nhớ pha loãng cồn trước khi vệ sinh đệm bằng cách này.
Nệm cao su sau khi giặt có phơi nắng được không?
Câu trả lời là KHÔNG vì sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của nệm cao su. Theo KS Trương Phi Nam, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Viện Dệt may cho biết, chúng ta không nên phơi nệm cao su ra ánh nắng trực tiếp vì sau một thời gian chất cao su cấu thành nệm sẽ bị hóa dần. Mặt khác, còn khiến cho đặc tính của nệm cao su bị thay đổi, bề mặt bị chai sần, khô cứng. Do đó, bạn chỉ nên phơi nệm ở nơi thoáng đãng, không có ánh nắng trực tiếp và cần đảm bảo nệm khô trước khi sử dụng.
Không nên phơi nắng nệm cao su sau khi giặt
Cách bảo quản nệm cao su luôn sạch, bền & đẹp
- Không để nệm tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng chịu lực gây biến dạng nệm, làm mất hình dáng và chất lượng của nệm.
- Nên đặt đệm cao su ở bề mặt phẳng, không bị sụt lún, cong vênh. Khi trải nệm cần chú ý phần chân niệm có hình lỗ vuông ở phía dưới, phần lỗ tròn nhỏ ở phía trên.
- Cần sử dụng ga trải giường để bảo vệ nệm khỏi bụi bẩn, giữ màu nệm.
- Bạn hãy sử dụng thêm một lớp drap bên ngoài để bảo vệ nệm cao su tốt hơn, vừa có tác dụng chống bụi, chống mồ hôi và tạo sự thuận tiện khi vệ sinh.
- Không đặt các vật nặng hay sắc nhọn lên nệm có thể làm rách nệm, làm hỏng kết cấu nệm. Nếu để vật nặng lên đệm trong thời gian dài sẽ tạo ra vết hằn và việc phục hồi lại như ban đầu rất khó khăn.
- Khi nệm cao su bị ướt do đổ nước hay trẻ nhỏ tè lên thì bạn không nên phơi nắng mà hãy dùng khăn khô để lên vùng đệm bị ướt, đè xuống để nước thấp hết. Sau đó dùng phấn rôm rắc lên trên để làm khô và ngăn mùi cho nệm.
- Nếu không sử dụng nệm cao su thì bạn nên thay và tháo ga phủ để đệm được thông thoáng và bay mùi tự nhiên.
Tháo ga phủ đệm khi không sử dụng
- Xoay mặt nệm cao su định kỳ 12 tháng/lần để tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ. Với đệm cao su thiết kế 1 mặt lỗ vuông 1 mặt lỗ tròn hoặc 1 mặt lỗ tròn nhỏ 1 mặt lỗ tròn lớn thì bạn chỉ cần xoay đầu chứ không cần lật mặt. Đây là thiết kế riêng của nhà sản xuất để có sự cố định phần chân nệm và bề mặt tiếp xúc.
Trên đây là tổng hợp 10 cách vệ sinh nệm cao su tại nhà nhanh chóng, hiệu quả 98.9% hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu bạn đã áp dụng các cách giặt nệm trên nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn thì hãy liên hệ tới đơn vị cung cấp dịch vụ giặt nệm cao su để được hỗ trợ. Các đơn vị giặt nệm cao su tại nhà sử dụng thiết bị hiện đại, dung dịch làm sạch chuyên dụng cũng kỹ năng giặt nệm chuyên nghiệp giúp chiếc nệm của bạn trở nên sạch sẽ, thơm tho như mới.
Hỏi Đáp