Xi lanh thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc
Xi lanh thủy lực là một trong những thiết bị đóng vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp. Giữ vai trò quan trọng và nặng nhọc nhất trong các hệ thống máy móc nhưng lại không mấy người biết đến đặc điểm, phân loại và vai trò của xy lanh thủy lực hiện nay. Cùng tham khảo tại bài viết dưới đây.
Nội dung chính [ Ẩn ]
Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và kích thước xi lanh thủy lực
Xi lanh thủy lực là gì?
Xi lanh thủy lực là một trong những bộ phận chính của máy móc, thiết bị sử dụng hệ thống truyền động và tự động thủy lực. Thiết bị này giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ học. Nói cách khác thì xi lanh thủy lực là một động cơ thủy lực tuyến tính có vai trò quan trọng trong việc chấp hành quan trọng trong hệ thống thủy lực.
Nó được dùng để chuyển đổi nguồn năng lượng của dầu hay chất lỏng thủy lực khác thành động năng để tạo ra lực ở đầu cần. Sau đó, tác động vào để thực hiện các nhiệm vị như: kéo, đẩy, nén hay nghiền,....
Ta có thể đưa ra các ví dụ về xi lanh thủy lực như: thiết bị di chuyển một vật từ nơi này sang nơi khác như máy cẩu, nâng hạ cửa đập thủy điện, bộ phận tạo lực cho máy ép,....
Cấu tạo của xi lanh thủy lực bao gồm những gì?
Cấu tạo của xy lanh thủy lực khá phức tạp, do chúng bao gồm rất nhiều chi tiết nhỏ. Cấu tạo cụ thể của một chiếc xi lanh thủy lực bao gồm: Piston, cần piston, bích của xy lanh, thân và ắc phía đầu cần xylanh, vít khóa,vú mỡ, bạc đạn tự xoay, vỏ ngoài xy lanh,...
Xy lanh thủy lực có thể sử dụng từ hai hay nhiều hơn hoặc kết hợp với các cơ chế khác ngoài việc sử dụng mình xi lanh đơn lẻ. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình thì các bộ phận và chi tiết của xi lanh phải phối hợp với nhau một cách ăn ý.
Nguyên lý làm việc của xi lanh thủy lực
Xi lanh thủy lực có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Trong xi lanh thủy lực được áp dụng tại một thời điểm sẽ chuyển đến tại một địa điểm khác dựa vào việc sử dụng một chất lỏng không nén được. Tất cả các lực khi hoạt động của xi lanh đều sẽ nhờ vào một chất lỏng thủy lực mà chất lỏng cụ thể ở đây chính là dầu.
Hệ thống thủy lực một xi lanh
Hệ thống bơm thủy lực một xi lanh sẽ bơm dầu vào van, sau đó sẽ phân phối để chuyển vào bên trong xy lanh. Tiếp theo nó dựa vào áp suất dầu mà piston di chuyển đến và biến chuyển năng lượng dầu thành động năng để thực hiện công việc.
Nguyên lý làm việc của xi lanh thủy lực là gì?
Đối với hệ thống thủy lực 2 xi lanh
Hai piston của xi lanh thủy lực được kết nối với nhau thông qua một ống dẫn dầu thủy lực. Sau đó, dầu sẽ được cấp vào đầy ống bên trong và phục vụ cho các hoạt động của xy lanh. Khi chúng ta tác động lực lên piston thứ nhất thì lực sẽ truyền và tác động đến piston thứ 2 thông qua dầu.
Dựa vào đặc điểm dầu không thể nén được nên khả năng truyền lực và lực được tạo ra tại piston thứ 2 thường sẽ rất lớn. Sau đó nó tác động ra bên ngoài và hệ thống thực hiện nhiệm vụ của mình.
Với thiết bị thủy lực 2 xi lanh này người dùng có thể dễ dàng thay đổi hệ thống thiết bị bằng việc thay đổi kích thước của xylanh và piston. Hệ thống này sẽ được trang bị van dầu gạt tay hoặc van dầu điện từ nên người dùng có thể thoải mái điều chỉnh tốc độ tiến hoặc lùi của xy lanh.
➥ Xem thêm:
- Kích thủy lực: Phân loại, cấu tạo & nguyên lý hoạt động
- Van thủy lực - Nguyên lý hoạt động trong cầu nâng ô tô
Xi lanh thủy lực có những loại nào?
Hiện nay xi lanh thủy lực được phân ra rất nhiều loại và dạng có cấu trúc khác nhau. Thông thường ta sẽ có 3 cách để phân loại xi lanh như sau: xi lanh theo chiều tác động lực, xi lanh theo kiểu hàn/ghép và xi lanh theo kiểu xếp cán xi lanh. Tuy nhiên, người ta lại thường phân chia xi lanh ra làm hai nhóm chính đó là: xi lanh thủy lực 1 chiều và xi lanh thủy lực 2 chiều.
Xi lanh thủy lực 1 chiều
Xi lanh thủy lực 1 chiều với lực đẩy từ một phía
Xi lanh thủy lực 1 chiều là loại xi lanh tạo ra lực đẩy từ 1 phía và phía đó thường là phía thò cần xi lanh. Xi lanh này hoạt động nhờ cấp dầu thủy lực có áp suất vào phía đuôi xi lanh, sau đó cán xi lanh sẽ tự hồi vị.
Bên cạnh đó thì nào cũng hoạt động nhờ vào tác dụng lực đẩy bên ngoài hoặc lực đẩy lò xo bên trong. Để nhận biết xi lanh 1 chiều này thì khá dễ dàng bởi chúng chỉ có duy nhất một bên cửa cấp dầu.
Xi lanh thủy lực 2 chiều
Xi lanh thủy lực 2 chiều có cấu tạo phức tạp hơn và đòi hỏi các thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa tốt các rủi ro hơn so với xi lanh 1 chiều. Loại xi lanh này có thể tạo ra lực ở cả hai phía.
Khi xi lanh làm việc, đầu xi lanh này thò ra thì đầu xi lanh kia sẽ thụt lại. Bởi có kết cấu phức tạp nên xi lanh này thường là các loại xi lanh cỡ lớn. Bên cạnh đó thì ta cũng có các loại xi lanh thủy lực mini 2 chiều.
Ứng dụng của xi lanh thủy lực là gì?
Với công năng hoạt động của mình xi lanh thủy lực ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong các ngành công nghiệp, sản xuất, chế tạo. Để hiểu rõ hơn vai trò của xy lanh thủy lực chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại phần dưới đây.
Ứng dụng trong công nghiệp chế tạo
Xi lanh thủy lực có vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp hiện nay
Xi lanh thủy lực là thiết bị có vai trò cực lớn trong các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là các loại máy hoạt động nhờ hệ thống nén thủy lực.
Với khả năng: kéo, đẩy, nén của mình thiết bị đã thay thế sức người thực hiện hầu hết các công việc để ép các chất liệu cứng như kim loại,... tạo ra các sản phẩm khác nhau với tốc độ nhanh, chính xác vừa tiết kiệm thời gian, công sức mà lại nâng cao hiệu quả làm việc.
Ứng dụng trong các loại xe
Có nên mua xi lanh thủy lực cũ hay không?
Hầu hết các loại xe sử dụng ngày nay như: xe chở hàng, xe chở thiết bị, vật liệu, đặc biệt là các loại xe chuyên chở các loại vật liệu nặng như xây dựng, container đều phải cần đến hệ thống xi lanh thủy lực. Có hệ thống xi lanh này thì các loại xe mới có thể nâng hạ hàng hóa với khối lượng lớn một cách an toàn và ổn định được.
Bên cạnh các thiết bị chở hàng hóa này thì các loại máy được sử dụng trong hệ thống các công trình xây dựng, cầu đường,... như máy múc, máy ủi, xe lu, tàu tải, tàu thủy,.... lại càng không thể thiếu được.
Bởi yêu cầu về kích thước và khối lượng mà các thiết bị này hoạt động rất là lớn nên sức người không thể đáp ứng được các công việc mà chỉ có hệ thống xi lanh thủy lực mới làm được.
Ứng dụng trong cầu nâng rửa xe
Xy lanh thủy lực chính là bộ phận ty nâng được ứng dụng trong các loại cầu nâng rửa xe ô tô. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng giúp cho cầu nâng có thể nâng lên hạ xuống một cách nhịp nhàng các loại xe với tải trọng khác nhau.
Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết làm rõ các thông tin về xi lanh thủy lực. Hy vọng những chia sẻ chi tiết của điện máy Hoàng Liên tại bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích nhất.
Hỏi Đáp