Máy lọc bụi tĩnh điện - Cấu tạo, nguyên lý, ưu nhược điểm
Máy lọc bụi tĩnh điện là thiết bị làm khí bụi ion hóa thông qua một điện trường mạnh. Qua đó, bỏ các hạt bụi có kích thước nhỏ khỏi dòng không khí chảy qua buồng lọc, khi chúng đi qua vùng có trường điện lớn. Để tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này, cũng như so sánh máy lọc tĩnh điện với máy lọc bụi túi vải, Điện máy Hoàng Liên đã tổng hợp các thông tin cấu tạo, nguyên lý và so sánh về sản phẩm này, mời bạn đọc theo dõi!
Nội dung chính [ Ẩn ]
Máy lọc bụi tĩnh điện là gì?
Bên cạnh máy hút bụi và lọc bụi túi vải khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Ít ai biết những sản phẩm hút, khử bụi đầu tiên được sản xuất với cấu tạo và nguyên lý khác hoàn toàn. Đó là thiết bị hút khử bụi bằng nguyên lý tĩnh điện.
Hệ thống lọc tĩnh điện là gì?
Hệ thống lọc tĩnh điện là một bộ lọc có khả năng bỏ các hạt bụi có kích thước nhỏ khỏi dòng không khí chảy qua buồng lọc. Không giống như các hệ thống hút bụi công nghiệp phổ biến, phương pháp lọc tĩnh điện dựa trên nguyên lý ion hoá và tách bụi ra khỏi không khí khi chúng đi qua vùng có trường điện cao.
Các máy hút bụi và lọc khí theo nguyên lý tĩnh điện là thiết bị không thể thiếu trong dây truyền sản xuất của các nhà máy xi măng, luyện cán thép, chế biến khoáng sản, bông vải…
Nguyên lý máy lọc bụi tĩnh điện
Hiệu quả của hệ thống lọc bụi tĩnh điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, hẳng hạn như:
- Kích cỡ các hạt bụi và mật độ của chúng trong không khí
- Tốc độ chuyển động và sự phân bố đồng đều lượng không khí trong vùng điện trường
- Tính chất của điện cực
- Tính chất của thiết bị điện điều khiển điện trường…
Theo nghiên cứu và thử nghiệm, trong điều kiện tốt nhất thì máy lọc bụi tĩnh điện có thể làm sạch trên 98%.
Cấu tạo máy lọc bụi tĩnh điện
Dòng máy hút bụi, lọc không khí dạng tĩnh được thường cấu tạo từ 3 bộ phận chính:
- Vỏ máy hay còn gọi là thân lọc bụi: Cấu tạo dạng hình hộp chữ nhật, được hàn bằng thép lại với nhau tạo thành buồng lắng bụi. Vỏ máy lọc tĩnh điện có cửa cho dòng khí lẫn bụi vào, cửa cho dòng khí sạch ra. Bên ngoài nó còn được bọc một lớp bảo ôn.
- Các điện cực: Bao gồm 2 loại bản cực có cấu tạo không giống nhau. Trong đó, bản cực dương là bản cực kim loại bề mặt dạng tấm phẳng để tăng diện tích tiếp xúc bụi. Bản cực âm là những dây thép có gai nhằm tập trung điện tích. Các điện cực trái dấu này được bố trí nằm xen kẽ nhau.
- Cơ cấu rũ bụi: Giống như một cánh búa được lắp trên một trục và nối với động cơ quay lắp trên đỉnh lọc bụi.
Bên cạnh 3 bộ phận chính kể trên, trên đầu máy lọc còn được trang bị hệ thống lưới sàng có mục đích là phân tán đều khí và bụi khi vào trong lọc bụi.
Cấu tạo thiết bị lọc tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động của máy lọc tĩnh điện
Buồng lọc tĩnh điện hay còn gọi là silo lọc bụi, kết cấu hình tháp tròn hoặc hình hộp chữ nhật. Bên trong buồng lọc được đặt các tấm cực song song hoặc các dây thép gai. Những hạt bụi nhỏ, lơ lửng trong không gian được đưa qua buồng lọc có đặt các tấm cực. Trên các tấm cực, người ta cấp điện cao áp một chiều cỡ từ vài chục cho đến 100kV để tạo thành một điện trường có cường độ lớn. Những hạt bụi li ti khi đi qua điện trường mạnh sẽ bị ion hoá thành các phân tử ion mang điện tích âm. Theo nguyên lý của từ trường “trái dấu hút nhau”, chúng sẽ chuyển động về phía tấm cực dương và bám vào tấm cực đó.
Người ta dùng nước hoặc đập vào mặt các tấm cực để bụi đã bám dính bị bong xuống. Lưu ý là hệ thống “đập này” không phải thủ công mà là nhiệm vụ của cánh búa (cơ cấu rũ bụi). Sau thời gian cài đặt trước từ hệ thống, cứ đến lúc nhất định thì hệ thống búa gõ sẽ hoạt động gõ vào các điện cực làm rơi bụi. Bụi được lắng xuống các phễu hứng ở phần đáy lọc bụi. Thông qua xích và vận chuyển thu hồi, phần bụi này sẽ được đẩy ra ngoài.
Sơ đồ nguyên lý hệ thống lọc tĩnh điện
Ưu nhược điểm của máy lọc bụi tĩnh điện
Hiện nay, việc sử dụng máy lọc bui tĩnh điện là một trong các biện pháp xử lý bụi công nghiệp phổ biến trong nhà xưởng. Nhưng loại thiết bị lọc bụi này liệu có thật sự hiệu quả khi ứng dụng trong thực tế hay không? Mời các bạn cùng tham khảo một số ý kiến đánh giá ưu - nhược điểm liên quan dòng máy này.
Ưu điểm
- Hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm: Trên thực tế, công nghệ lọc tĩnh điện có hiệu suất cao, loại bỏ 99% các hạt bụi bay trong không khí, kích thước từ ∼0.05 – 5μm. Tất cả đều không thể đi qua tâm phin lọc thiết bị của máy hút bụi và lọc thải tĩnh điện.
- Loại bỏ các chất ô nhiễm khô và ướt hiệu quả:
- Lọc tĩnh điện khô (Electrostatic Precipitato): Thiết bị thu thập toàn bộ các chất ô nhiễm bao gồm bụi mịn, hạt xi măng, tro, lọc hạt dầu mỡ, khói. Tuy nhiên nó không thể khử bụi trong điều kiện có nước hoặc hơi ẩm cao.
- Lọc tĩnh điện ướt (Wet Electrostatic Precipitators): Thiết bị chuyên xử lý thải ướt như nhựa, dầu, sơn, nhựa đường, axit, khí thải có độ ẩm cao và nhiều loại hạt ô nhiễm khác.
- Máy lọc bụi tĩnh điện có chi phí vận hành thấp: Nhờ việc sở hữu phin lọc chất liệu inox hoặc hợp kim nhôm. Các tấm lọc hoàn toàn có khả năng tái sử dụng sau khi được vệ sinh & loại bỏ chất ô nhiễm bám trên bề mặt.
Về cơ bản, thiết bị khử bụi tĩnh điện là giải pháp vệ sinh hiệu quả, giải quyết tốt bài toán kinh tế nếu sử dụng lâu dài.
Công nghệ chế tạo lọc bụi tĩnh điện ngày càng hiện đại
Nhược điểm
Chi phí vốn lớn: Giá bán của một thiết bị hút bụi tĩnh điện là rất cao, thấp nhất cũng khoảng 30 triệu đồng. Đối với các dòng máy lọc bụi tĩnh điện công suất lớn, giá thành lên đến vài trăm triệu đồng. Vì thế, khách hàng muốn sở hữu sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu về vốn lớn.
Yêu cầu không gian lắp đặt: Kích thước các sản phẩm máy hút bụi và lọc tạp chất tĩnh điện này có kết cấu khá lớn. Vì thế yêu cầu về diện tích đặt, chứa máy cũng là lý do khiến sản phẩm bớt thông dụng. Bên cạnh đó, người ta yêu cầu khoảng thoáng phía trước máy tối thiểu là 1 mét để đảm bảo việc bảo dưỡng vệ sinh phin lọc có thể diễn ra dễ dàng.
Không linh hoạt và không thể nâng cấp: Do kích thước sản phẩm lớn nên máy không thể di chuyển mà thường được đặt cố định. Cấu tạo phức tạp và chuyên biệt khiến sản phẩm gần như không thể can thiệp nâng cấp bên trong nữa.
Không thích hợp làm máy lọc bụi tĩnh điện gia đình: Yếu tố cao về giá cũng như kết cấu lềnh kềnh. Khiến cho việc thiết lập máy như một sản phẩm lọc khí cho gia đình là điều khó khăn.
So sánh máy lọc bụi tĩnh điện với máy lọc bụi túi vải
Tháp lọc bụi tĩnh điện giá trị cao, hàng tỷ đồng tại khu công nghiệp
Hiện nay, máy lọc bụi tĩnh điện được sử dụng như công cụ đắc lực tại các xí nghiệp lớn, khu sản xuất… Thế nhưng nếu nói về thiết bị vệ sinh lọc bụi gia đình. Người ta sẽ nhắc nhiều hơn về các dòng máy lọc bụi túi vải. Chúng có giá thành rẻ hơn, thân máy cũng gọn nhẹ chỉ từ vài kilogam.
Mặc dù vậy, sản phẩm máy hút bụi bằng túi vải thường không được bền như các dòng máy lọc tĩnh điện.
Xem thêm: Máy hút bụi công nghiệp túi vải - Đánh giá TOP 3 loại phổ biến
Trên đây là nội dung thông tin về cấu tạo, nguyên lý, ưu - nhược điểm của máy lọc bụi tĩnh điện. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích - thiết thực. Nếu có nhu cầu mua máy hút bụi công nghiệp loại nhỏ và các sản phẩm điện máy công nghiệp nhập khẩu chính hãng. Hãy vào ngay Website Điện máy Hoàng Liên để cập nhật thông tin sản phẩm mới nhất! Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc, qua SĐT: 0989 937 282 - MIỄN PHÍ!
Hỏi Đáp