Cầu nâng thủy lực | Cấu tạo & nguyên lý hoạt động

4282 lượt xem 4

Cầu nâng thủy lực hiện đang được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc xe hơi và hỗ trợ các công việc nâng hạ hàng hóa trong các phân xưởng. Hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của cầu nâng thủy lực giúp bạn làm chủ được thiết bị. Ngoài ra, cũng giúp bạn dễ dàng phát hiện ra những lỗi hay hỏng hóc mà cầu nâng có thể gặp phải.

Cầu nâng thủy lực là gì?

Để hiểu được chính xác định nghĩa cầu nâng thủy lực là gì thì bạn cần tìm hiểu các thông tin về công nghệ thủy lực.

Công nghệ thủy lực là gì?

Công nghệ nâng thủy lực là sử dụng nguyên lý thuỷ lực để nâng hoặc di chuyển các vật thể có trọng tải lớn bằng lực tạo ra khi áp suất (khí nén) tác động lên chất lỏng (dầu thuỷ lực) để thực hiện đẩy pít-tông. Lực này sau đó sẽ nâng các vật thể khác nhau tùy theo thiết kế.

Cầu nâng thủy lực là gì?

Cầu nâng thủy lực là một thiết bị được ứng dụng công nghệ nâng thủy lực có chức năng chính là để nâng lên hoặc hạ xuống theo chiều cao bất kỳ mà người dùng mong muốn ở trong phạm vi chuyển động thẳng đứng của thiết bị.

Bàn nâng này thường được sử dụng phổ biến phục vụ công tác nâng hạ xe ô tô khi rửa hoặc khi kiểm tra, sửa chữa xe. Ngoài ra thiết bị còn được sử dụng rất rộng rãi trong các khu công nghiệp để hỗ trợ các công việc nâng và hạ hàng hóa.

Cấu tạo của cầu nâng thủy lực

Những chiếc cầu nâng thủy lực hiện nay trên thị trường nhìn chung có cấu tạo gồm một số bộ phận chính như sau:

+ Thanh nâng thủy lực: Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của ben nâng thủy lực. Bộ phận này bao gồm các thanh thép chịu lực được xếp chéo lên nhau do đó nó còn được gọi với tên khác là bàn nâng chữ X.

+ Mặt bàn nâng thủy lực: Phần mặt bàn nâng được thiết kế thông minh với cấu tạo bằng thép cao cấp có khả năng chống trượt khá hoàn hảo. Đặc biệt bộ phận này thường được liên kết với khung sườn chắc chắn nên việc nâng hạ hàng hóa hay xe hơi sẽ đều được thực hiện dễ dàng và độ an toàn cũng cao hơn.

+ Phần đế: Bộ phận này được thiết kế chắc chắn và đặt ở cố định trong hố. Thường các gara sửa chữa bảo dưỡng xe hơi sẽ chôn cố định đế bàn nâng luôn.

+ Hệ thống thủy lực: Là bộ phận giúp cầu nâng thủy lực vận hành và thực hiện chức năng nâng hạ. Bộ nguồn thủy lực hoạt động theo nguyên tắc chính là áp suất truyền động cơ, xilanh cùng các bộ phận thủy lực khác.

 Cầu nâng ô tô 1 trụ thủy lực có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

Cầu nâng ô tô thủy lực có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

Nguyên lý hoạt động của cầu nâng ô tô thủy lực

cầu nâng thủy lực
Cần nắm được cấu tạo và nguyên lý vận hành của cầu nâng thủy lực

Những chiếc cầu nâng thủy lực vận hành trên nguyên tắc khí nén – thủy lực. Piston được đặt phía trong ống xy lanh. Nó đẩy dầu nhớt trong xilanh tạo ra áp suất bởi khí nén từ bình nén khí.

Khi khí nén được đưa vào bình chứa dầu sẽ tạo ra áp suất lớn lên dầu truyền lực. Dầu này lại bị đẩy qua van tiết lưu dầu sau đó đi vào trong xilanh để đẩy piston lên. Trên đỉnh của piston được lắp bàn nâng hình chữ H hoặc X. Xe ô tô sẽ được nâng lên bởi bàn nâng chữ H này.

Khi hạ xe xuống, van khí được đóng lại. Dưới tải trọng lớn của xe, dầu nhớt sẽ bị đẩy ra khỏi xy lanh. Piston bị ép xuống làm cho dầu hồi về lại bình chứa thông qua các ống dẫn. Khi đó bàn nâng xe sẽ hạ xuống.

Bên cạnh đó, ngoài lựa chọn được model cầu nâng thủy lực phù hợp sử dụng trong gara ô tô.Lắp đặt đúng cách là bước quan trọng giúp cầu nâng hoạt động, vận hành đúng, hiệu quả công việc cao.

Ứng dụng của cầu nâng thủy lực

Những chiếc cầu nâng thủy lực này ngày càng được sử dụng nhiều các tiệm phun rửa và tiệm sửa chữa xe ô tô chuyên nghiệp. Sở dĩ cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô được ưa chuộng như vậy là vì khả năng nâng xe tiện lợi của mình.

Tại những tiệm rửa xe, những chiếc cầu nâng với bàn nâng toàn bộ bánh xe tạo khoảng thoáng gầm xe lớn. Do đó mà người dùng có thể dễ dàng đưa súng phun vào để xịt sạch các vết bẩn.

Đặc biệt, khu vực gầm xe là nơi bám bẩn và khó làm sạch nhất. Do đó, những chiếc cầu nâng hỗ trợ vô cùng lớn trong việc làm sạch xe, giúp quá trình làm sạch xe nhanh hơn.

Tại các tiệm sửa chữa, những chiếc cầu nâng có bàn nâng thân xe giúp việc sửa chữa dưới gầm xe dễ dàng hơn. Đặc biệt quá trình thay lốp vô cùng dễ dàng. Nó cũng an toàn hơn khi dùng kích. Khoảng thoáng đủ rộng để thợ sửa có thể đứng dưới gầm thay vì nằm dưới sàn như khi dùng kích thủy lực.

cầu nâng 1 trụ thủy lực
Ứng dụng cầu nâng thủy lực 1 trụ trong xịt rửa xe

Những lưu ý khi sử dụng cầu nâng thủy lực

Để đảm bảo hiệu quả làm việc cao nhất và đảm bảo độ bền của sản phẩm thì khi sử dụng thiết bị cầu nâng thủy lực, người dùng cần lưu ý một số điểm như sau:

Cần kiểm tra thường xuyên phốt cầu

- Do phốt cầu của cầu nâng thủy lực 1 trụ được làm bằng cao su, dùng lâu sẽ giãn nở. Nếu không kiểm tra thường xuyên và thay thế định kỳ thì phốt bị giãn ra cát và các vật cứng đi vào và làm xước ty cầu nâng. Ty ben của giàn nâng ô tô bị xước, nhớt bị rò rỉ ra ngoài, ty ben sẽ không được đẩy lên.

- Theo đó, người dùng cần kiểm tra phốt cầu định kỳ 3 tháng/ lần; từ 6 tháng đến 1 năm phải thay phớt cầu một lần để tránh những sự cố hỏng hóc cầu nâng.

Nhớt sử dụng cho cầu nâng ô tô thủy lực

- Nếu nhớt không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của cầu. Ảnh hướng khiến cầu bị rỗ, bị thủng tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt của ty nâng. Điều này cũng sẽ làm ty nâng bị rò rỉ nhớt ra ngoài.

- Chính vì vậy bạn cần lựa chọn loại nhớt chất lượng tốt để sử dụng cho cầu nâng thủy lực. Nhớt thường dùng cho cầu nâng là nhớt thủy lực, hay còn gọi là nhớt 10. Người dùng nên mua nhớt 10 ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng, để đảm bảo luôn hoạt động tốt.

trục nâng thủy lực
Thi công cầu nâng thủy lực đúng kỹ thuật

Chất lượng của cầu nâng thủy lực

- Thông thường vỏ bên ngoài sẽ được mạ Crom bên ngoài; nếu lớp mạ này không tốt, hoặc có hiện tượng bong tróc, han gỉ sẽ làm ti bị rỉ nhớt, ảnh hưởng tới khả năng vận hành của thiết bị. Vì thế khi mua cầu nâng thủy lực 1 trụ, người dùng nên chọn nhà sản xuất, đơn vị phân phối uy tín và có thương hiệu trên thị trường.

- Người dùng không nên ham rẻ để rồi phải mất một khoản tiền lớn để khắc phục những sự cố hỏng hóc về sau. Nhất là khi phải đi mạ Crom bên ngoài ty nâng 1 trụ, rất tốt kém và không hề rẻ chút nào.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp quý vị và các hiểu rõ hơn về cầu nâng thủy lực. Để mua được thiết bị nâng ô tô chính hãng, người dùng hãy liên hệ ngay với điện máy Hoàng Liên theo hotline: ☎️ 0989 937 282 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hỏi Đáp

Tin Tức Cầu Nâng

Tin Tức Cầu Nâng

Xem tất cả »
Cầu nâng cắt kéo Heshbon: Top model được tin dùng

Cầu nâng cắt kéo Heshbon: Top model được tin dùng

Model 2 - 4 trụ nổi bật của thương hiệu Cầu nâng Bendpak

Model 2 - 4 trụ nổi bật của thương hiệu Cầu nâng Bendpak

Tìm hiểu về các loại cơ cấu nâng hạ: đặc điểm & ứng dụng

Tìm hiểu về các loại cơ cấu nâng hạ: đặc điểm & ứng dụng

Cầu nâng 2 trụ Guangli: Thương hiệu cầu nâng xe uy tín

Cầu nâng 2 trụ Guangli: Thương hiệu cầu nâng xe uy tín

CO/CQ là gì? Cách kiểm tra chứng chỉ CO/CQ thật giả

CO/CQ là gì? Cách kiểm tra chứng chỉ CO/CQ thật giả

Cầu Lên Container: Cấu tạo & những ưu - nhược điểm khi sử dụng

Cầu Lên Container: Cấu tạo & những ưu - nhược điểm khi sử dụng

Bản vẽ nhà rửa xe ô tô - khu rửa xe ô tô tối ưu nhất

Bản vẽ nhà rửa xe ô tô - khu rửa xe ô tô tối ưu nhất

Cầu rửa xe công trường: Vai trò & ưu - nhược điểm là gì?

Cầu rửa xe công trường: Vai trò & ưu - nhược điểm là gì?

Thủy lực là gì? Những ưu và nhược điểm của hệ thống thủy lực

Thủy lực là gì? Những ưu và nhược điểm của hệ thống thủy lực