Máy nén khí ly tâm "TIẾT KIỆM ĐIỆN, CHI PHÍ, KHÔNG ỒN"
Tương tự như những dòng sản phẩm máy nén khí piston, trục vít thì máy nén khí ly tâm được ứng dụng phổ biến trong đa dạng các ngành công nghiệp hiện nay. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc và ưu – nhược điểm của dòng máy này, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin quan trong ở ngay dưới bài viết sau. Hoặc người dùng cũng có thể tham khảo thêm bằng cách liên hệ tới số hotline 0989 937 282.
Nội dung chính [ Ẩn ]
Khái niệm về máy nén khí ly tâm là gì?
Máy nén khí ly tâm là dạng máy nén động học, được dùng phổ biến trong các hệ thống nén khí công nghiệp. Bên cạnh đó, thiết bị còn được sản xuất dưới dạng các mô – đun, giúp người sử dụng dễ dàng khi lắp đặt.
Máy nén khí ly tâm sử dụng trong ngành công nghiệp nặng
Dòng máy này có thể sinh ra dòng không khí nén, khi chúng làm việc ở dải công suất, cùng với hiệu suất tiêu hao nguồn điện năng thấp. Trong quá trình hoạt động, người vận hành không nên để thiết bị làm việc dưới mức tải công suất. Vì điều này đồng nghĩa với việc thiết bị sẽ thải ra một lượng khí nén còn dư ra bên ngoài môi trường và làm giảm khả năng hoạt động của máy.
Ưu nhược điểm của máy nén khí ly tâm
Về ưu điểm
Thiết bị sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội và được người sử dụng đánh giá cao. Những tính năng điển hình như:
- Làm việc với công suất lớn: có thể thấy, so với những dòng máy bơm khí đa năng hiện nay thì thiết bị nén khí ly tâm thực sự là dòng máy sở hữu công suất và lưu lượng không khí vô cùng lớn. Đối với những loại máy nén ly tâm thường hoạt động với công suất tới hàng nghìn kW (ví dụ 2000kW) và lưu lượng khí nén lớn từ 50 m3/phút trở lên.
Ưu điểm của máy bơm khí nén ly tâm
- Hiệu suất hoạt động nổi trội: là một trong những đặc điểm của dòng máy bơm khí nén. Nhờ đó mà sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu về lượng khí nén lớn, nhằm mang lại hiệu quả công việc nổi bật.
- Khả năng vận hành ổn định: các phụ kiện máy nén khí đều được cấu thành từ những vật liệu cao cấp, bền bỉ. Các công đoạn được lắp ráp chắc chắn, tỉ mỉ, cẩn thận, nhờ đó mà thiết bị ít khi xảy ra sự cố, hỏng hóc. Sau khoảng thời gian từ 2 – 4 năm, người sử dụng mới phải thay phụ kiện một lần, cùng với đó các khoản chi phí thay cũng không quá cao.
Về nhược điểm
Dù sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên máy nén khí ly tâm vẫn tồn tại một số nhược điểm cụ thể như:
- Kích thước thiết bị lớn, nên khoảng không gian cần thiết để lắp đặt máy yêu cầu rộng.
- Máy nén ly tâm được lắp đặt cố định tại một vị trí, do đó đối với những công việc cần lưu động thì thiết bị sẽ không thể thực hiện được.
Các loại máy nén khí ly tâm chỉ có thể sử dụng trong ngành công nghiệp nặng
- So với một số dòng máy nén không khí khác thì chi phí để đầu tư ban đầu cho một sản phẩm nén khí ly tâm sẽ cao hơn.
- Do cấu tạo của máy phức tạp nên việc sửa chữa thiết bị khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật viên có kinh nghiệm mới xử lý được.
Từ những ưu – nhược điểm của máy nén khí ly tâm ở trên, người dùng có thể lưu ý và vận dụng thiết bị hiệu quả, an toàn, đúng mục đích để tránh những sự cố không đáng tiếc xảy ra.
Bài viết liên quan:
- Máy nén khí xoắn ốc "Cấu Tạo & Nguyên Lý Hoạt Động"
- #TOP4 Máy nén khí 3HP tốt nhất trên thị trường hiện nay
Cấu tạo của máy nén không khí ly tâm
Cấu tạo của máy nén không khí ly tâm bao gồm 4 bộ phận chính đó là vỏ máy, bánh công tác, trục máy, cánh định hướng.
Vỏ máy: là chi tiết có cấu tạo phức tạp và khối lượng lớn. Thiết kế vỏ máy có giá đỡ các chi tiết khác. Trong phần vỏ máy có các ổ trục và các phụ kiện dẫn nước làm mát để các khoang dẫn khí.
Để thuận tiện cho việc tháo lắp vỏ máy, nhà sản xuất đã chế tạo thành 2 nửa. Tuy nhiên, cũng có những dòng máy được chế tạo liền khối. Chất liệu vỏ máy được chế tạo từ gang hợp kim hoặc gang xám.
Trục máy: được dùng để lắp các bánh công tác với mục đích nhận truyền động cơ dẫn động quay với vận tốc cao, giúp thực hiện quá trình nén khí hiệu quả. Phần trục máy được lắp vào các ổ đỡ và chế tạo bằng hợp kim hoặc thép.
Cấu tạo của máy nén không khí ly tâm
Bánh công tác: được lắp trên trục máy quay với nhiệm vụ làm biến đổi động năng chất khí. Đồng thời, bộ phận thực hiện quá trình nén khí trên bánh công tác có các bánh cong.
Hiện các dòng máy có 3 loại bánh công tác là bánh công tác kín, công tác hở và công tác nửa hở. Bộ phận làm kín có vòng đệm kín khuất khúc, vòng bịt kín kiểu tiếp xúc cơ học và đệm màng lỏng, cùng với ngăn cân bằng.
Cánh định hướng: là một tấm kim loại được đặt sát với bánh công tác. Bộ phận này đóng vai trò dẫn dòng khí di chuyển từ cửa xả của cấp nén này đến cửa nạp của cấp nén kế tiếp. Chi tiết được chế tạo từ chất liệu gang hoặc thép và gắn với vỏ, không quay theo trục.
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí ly tâm
Máy nén khí ly tâm hoạt động dựa theo nguyên lý sau:
Khi cánh quạt bên trong quay với vận độ lớn, sẽ làm cho không khí hút vào giữa cánh quạt tạo ra áp suất cao. Sau đó, không khí di chuyển vào vòng khuếch tán tĩnh. Tại đây không khí giãn nở, làm tốc độ của cánh quạt giảm và tăng áp suất. Tiếp theo, bên trong buồng chứa, không khí được dẫn vào và một bộ phận quay có tốc độ cao được gia tốc lớn. Lúc này, nhờ sự chênh lệch về vận tốc, lưu lượng và công suất lớn, từ đó áp suất khí nén được tạo ra.
Chức năng vận hành của thiết bị nén khí ly tâm
Từ bộ khuếch tán tổ hợp, không khí giãn nở ra và làm cho áp suất tăng đến cấp kế tiếp hoặc tới trục, rồi đến ngõ ra. Không giống với các dòng máy nén không khí hướng trục, máy nén khí ly tâm chia cấp đơn giản.
Cuối cùng, khi đi qua guồng động có sự biến đổi về áp suất mà khối lượng riêng của khí sẽ thay đổi. Khi guồng động quay, không khí nén từ tâm lan sang xung quanh, dưới tác dụng của lực ly tâm. Từ đó khối lượng riêng của không khí tăng lên và tạo ra áp lực tĩnh. Vận tốc của không khí cũng tăng và đồng thời làm tăng áp lực động của khí.
Ứng dụng của máy bơm khí nén ly tâm
Trong các ngành công nghiệp, máy nén khí ly tâm được ứng dụng phổ biến nhằm đem lại hiệu quả cao. Cụ thể như:
Dùng trong nhà máy công suất lớn
Có thể thấy, thiết bị nén khí ly tâm được thiết kế và vận hành theo nguyên lý động học. Do đó, máy hoạt động với công suất và lưu lượng khí nén lớn hơn rất nhiều lần so với những dòng máy bơm khí nén trục vít hay piston.
Một dòng máy nén trục vít làm việc với công suất từ 15 - 220kw, cùng lưu lượng đạt tối đa là 42 m3/phút. Trong khi đó, máy nén không khí ly tâm lại có lưu lượng khí lớn hơn rất nhiều lần, từ 50m3/phút trở lên. Do đó, máy thích hợp để dùng ở những nơi có nhu cầu sử dụng khí nén lớn.
Ứng dụng máy nén không khí ly tâm trong sản xuất ô tô
Ngoài ra, máy nén không khí trục vít làm việc với công suất 220kW nên khi được sử dụng trong các nhà máy cần lượng khí nén lớn sẽ cần dùng tới 20 thiết bị làm việc cùng động cơ 3 pha và điện áp sử dụng là 380V.
Vì thế, trong quá trình vận hành, hệ thống máy nén sẽ tạo ra tiếng ồn và độ rung lớn. Mặt khác, máy nén ly tâm cũng đạt hiệu suất hoạt động cao và ổn định.
Sử dụng trong ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống
Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống luôn cần đến nguồn không khí sạch, giúp đảm bảo các loại đồ uống và thực phẩm chất lượng cao để cung cấp đến người tiêu dùng.
Do đó, việc sử dụng máy nén khí ly tâm không dầu được trang bị công nghệ hiện đại. Đặc biệt nguồn không khí tạo ra hoàn toàn sạch sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp yên tâm trong quá trình sản xuất, để thu được nhiều lợi nhuận.
Ngoài những ứng dụng phổ biến trên, máy nén ly tâm còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực quan trọng khác như khai khoáng, sửa chữa, xây dựng…
Như vậy dòng máy nén khí ly tâm được nhiều người sử dụng trong những công việc tại nhà máy. Thiết bị được đặt cố định nên không phải di chuyển nhiều, gây tốn thời gian. Thế nên, người tiêu dùng chọn mua sản phẩm ở những đơn vị uy tín để sở hữu dòng máy chất lượng tốt nhất. Bạn hãy liên lạc tới số máy 0989 937 282, nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của mọi người.
Hỏi Đáp