Cách xử lý tình trạng sàn nhà bị thấm nước
Tình trạng sàn nhà bị thấm nước đặc biệt là sàn nhà vệ sinh bị thấm nước xuất hiện khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Nước từ nhà vệ sinh của các tầng cao sẽ thấm nước xuống trần, tường của các tầng bên dưới do đó mà ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tường cũng như tính vệ sinh không được đảm bảo. Do đó mà chúng ta cần phải nhanh chóng có biện pháp xử lý!
Nội dung chính [ Ẩn ]
Những ảnh hưởng khi nền nhà bị thấm nước
Hiện tượng nền nhà bị thấm nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và điều kiện sinh hoạt của nhiều gia đình. Thậm chí vấn đề này còn kéo theo những hệ lụy đối với sức khỏe của các thành viên. Vậy những ảnh hưởng của tình trạng nền nhà bị thấm nước là gì? Hãy cùng theo dõi nhé!
Nền nhà bị thấm nước ảnh hưởng như thế nào?
- Các biểu hiện của sàn nhà bị thấm nước, đặc biệt là những vết rạn nứt, bong tróc, phồng rộp bề mặt gây mất thẩm mỹ không gian sinh hoạt.
- Hiện tượng bề mặt sàn bị thấm nước làm xuống cơ sở vật chất một cách trầm trọng. Đặc biệt là trong các văn phòng, doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến việc tốn kém một khoản chi phí không hề nhỏ để sửa chữa và bảo dưỡng sàn nhà.
- Sàn nhà gặp phải vấn đề thầm nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người. Thấm nước, đọng nước trên bề mặt sàn có thể gây ra những nguy hiểm bất ngờ khi di chuyển. Đặc biệt là với trẻ em và người cao tuổi. Hiện tượng này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc gây hại phát triển. Đó cũng chính là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe như dị ứng, cảm cúm, các căn bệnh về đường hô hấp.
Nguyên nhân sàn nhà bị thấm nước - Cách khắc phục hiệu quả
Tùy theo chất liệu bề mặt sàn mà những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm nước có sự khác biệt. Thông thường, sàn nhà làm bằng gạch dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Do đó, tình trạng ẩm ướt, thấm nước thường xuyên xảy ra hơn. Tuy nhiên, sàn gỗ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề và rõ rệt nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng nền bị thấm nước.
Tình trạng sàn nhà gạch hoa bị thấm nước
Tình trạng nền nhà bị thấm nước với những sàn gạch hoa thì nguyên nhân có thể là do quá trình lau sàn, sử dụng lượng nước lớn khiến cho chúng thấm vào các mạch gạch trên sàn. Mà cụ thể là do mạch gạch sử dụng loại xi măng không tốt khiến cho chúng không có độ liên kết, nước vì vậy mà dễ ngấm vào sàn gây hiện tượng ẩm cho trần nhà tầng dưới.
Xi măng cho mạch gạch được pha loãng để tiết kiệm cũng như để xong nhanh nên đã gây ra tình trạng co ngót khi khô khiến hình thành các rãnh nhỏ trên sàn dễ hút nước.
Do nền gạch nứt dẫn tới độ ẩm tô châu
Tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ khiến cho phần sàn nhà hay chính là trần nhà của tầng bên dưới bị ảnh hưởng lớn tới chất lượng của trần nhà, gây nấm mốc, xuất hiện vi khuẩn,...
Cách khắc phục của tình trạng này chính là sử dụng các loại keo kết dính chà ron chuyên nghiệp để tiến hành “hàn” lại cái mạch gạch. Đầu tiên chúng ta cần dùng bàn chải để làm sạch mạch gạch, chúng sẽ dễ dàng liên kết với nhau.
Lưu ý, trong quá trình lau sàn nên vắt kỹ nước để tránh khỏi tình trạng nước ngấm vào sàn. Hạn chế làm đổ nước ra sàn. Ngoài ra, sử dụng thiết bị máy chà sàn chuyên dụng giúp khắc phục những sự cố không đáng có.
Trần nhà bị ngấm nước từ sàn nhà tầng trên
Cách khắc phục tình trạng sàn nhà gỗ bị thấm nước
Tình trạng bề mặt sàn nhà gỗ nếu bị thấm nước sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với sàn sạch. Nguyên nhân là vì chính bản thân sàn gỗ ít nhiều có tính thấm nước điều đó sẽ làm cho sàn bị ẩm, có thể dẫn tới cong vênh, phồng rộp,... Mà giá của sàn gỗ lại cao hơn nhiều so với sàn gạch hoa thông thường cho nên tình trạng sàn nhà bị thấm nước có tác hại rất lớn.
Nếu như sàn gỗ nhà bạn bị thấm nước quá nhiều dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng rồi thì chỉ có thể thay mới. Để tránh tình trạng này xảy ra thì chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh phù hợp nhất.
Cụ thể, chúng ta khi lau sàn thì phải dùng khăn ẩm lau sàn, không dùng khăn quá ướt. Hạn chế đổ nước ra sàn. Vào mùa nồm thì phải thường xuyên lau nhà kết hợp với các biện pháp như dùng máy điều hòa (chế độ dry), máy hút ẩm, vật chất hút ẩm (vôi sống, than hoa),... để hỗ trợ hút ẩm, làm khô sàn gỗ.
Sàn nhà gỗ bị phồng
Khắc phục tình trạng sàn nhà vệ sinh bị thấm
Tình trạng nền nhà bị thấm nước phổ biến nhất phải kể đến khu vực nhà vệ sinh. Đặc thù của không gian này là tiếp xúc với nước thường xuyên. Các đường ống nước ở đây rất nhiều nên dễ bị nứt, vỡ, rò rit nước. Do đó mà tình trạng thấm nước cũng dễ hiểu nếu như quá trình xử lý khi sàn nhà vệ sinh bị thấm không được thực hiện tốt khi xây nhà.
Đầu tiên chúng ta cần tiến hành kiểm tra các vị trí dễ thấm nước trong nhà vệ sinh đó là:
- Cống thoát nước sàn: Nếu quá trình thi công nhà vệ sinh làm cho miệng cống không được đảm bảo, miệng cống hở,... Do đó mà nước dễ ngấm theo phần miệng và đi vào trong tường gây rò rit xuống tầng dưới.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: Nếu việc lát gạch tại nhà vệ sinh không được kín. Độ dốc sàn lớn khiến không đảm bảo cho quá trình thoát nước nhanh chóng khiến nước đọng cũng dẫn tới tình trạng thấm nước.
- Hệ thống đường ống nước: Tình trạng ống bị rò rỉ hoặc nứt vỡ cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng nền nhà bị thấm nước.
Khắc phục sàn nhà bị ngấm nước có thể dùng màng phủ
Để chống thấm sàn nhà thì chúng ta có thể sử dụng màng chống thấm. Loại màng này cho khả năng chống thấm nước vô cùng tốt.
Đầu tiên chúng ta sẽ vệ sinh bề mặt cần chống thấm, sử dụng khò khí gas để làm nóng mặt sàn cần chống thấm sau đó quét một lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn. Sử dụng khò nung chảy nhựa sau đó chấm xuống sàn là được. Lưu ý, tại những nơi có ống nước, cống thì nên dán chắc chắn để tránh nước len lỏi vào các khe hở. Sau khi dán màng chống thấm và khò nóng xong thì chúng ta tiến hành trát một lớp xi măng cát lên bề mặt màng chống thấm để bảo vệ.
Ngoài ra, đối với những vị trí khó như ống cổ ống thoát nước, đường ống nước,... thì chúng ta có thể sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng như Sikatop Seal 107, Sikaflex Construction, Sika Tilebond Gp,...
Trên đây là những thông tin khái lược nhất về cách xử lý tình trạng sàn nhà bị thấm nước. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào có ích cho mọi người trong việc bảo vệ tốt bề mặt sàn của mình.
Xem thêm: Mách bạn cách tẩy sàn nhà bị dầu mỡ, dầu nhớt chỉ sau 15 phút?
Hỏi Đáp