Hướng dẫn cách xử lý mặt đá bếp bị nứt đơn giản

3493 lượt xem 0

Trong quá trình sử dụng không lưu tâm khiến cho bề mặt đá bếp chịu lực mạnh gây nứt. Cũng nhiều trường hợp xuất hiện các vết nứt siêu nhỏ vốn có do độ xốp đá sau một thời gian sử dụng mới gây nứt vỡ. Tình trạng nứt đá để lâu sẽ dẫn tới vỡ đá vô cùng nghiêm trọng. Nếu bạn đang không biết làm thế nào trước tình trạng này thì đừng bỏ qua cách xử lý mặt đá bếp bị nứt đơn giản ngay sau đây.

Mặt đá bếp được làm từ loại đá nào?

Hiện nay các bề mặt đá bàn bếp đều là hai loại hoa cương (granite) và cẩm thạch (marble). Đây là những loại đá có độ sáng bóng cao, các vân đá đẹp mắt với màu sắc đa dạng. Sở dĩ chúng được lựa chọn là mặt bàn bếp vì chúng có độ nhẵn bóng cao cho khả năng dễ vệ sinh đặc biệt là khi bị dính mỡ, thực phẩm dễ làm sạch.

Hơn nữa, loại đá này khó thấm nước cho nên phù hợp hơn các loại chất liệu như gỗ. Không những thế độ bền của mặt đá bếp thường rất lớn do độ dày, cứng cao cho nên chịu được các tác động lớn, trọng lượng lớn,...

cách xử lý mặt đá bếp bị nứt

Bàn bếp thường có mặt đá

Tuy nhiên hạn chế chính là độ cứng lớn kéo theo độ giòn vô cùng cao. Những loại mặt bếp nếu sử dụng gỗ, nhựa,... sẽ rất mềm, dẻo và khó vỡ, nứt. Tuy nhiên, mặt đá tình trạng nứt, vỡ lại không phải hiếm.

Nguyên nhân chính xuất hiện các vết nứt trên mặt đá bếp có thể là do chúng có sẵn trên các phiến đá. Vì kết cấu đá không phải đặc 100% đặc biệt là đá tự nhiên, nên khó tránh khỏi các khe nứt nhỏ. Chúng ta còn gọi đá là độ xốp của đá. Nếu như đá có sẵn độ xốp thì theo thời gian khó tránh khỏi tình trạng vết nứt trở nên lớn. 

Ngoài ra, việc tác động lực vô cùng lớn vào bề mặt đá bếp cũng khiến cho chúng nứt, nghiêm trọng hơn là vỡ. Vậy xử lý mặt đá bếp bị nứt bằng cách nào mới hiệu quả?

cách xử lý mặt đá bếp bị nứt

Vỡ mặt đá bếp nghiêm trọng

Cách xử lý mặt đá bếp bị nứt tại nhà đơn giản

Tình trạng mặt bếp đá bị nứt được cho là khá phổ biến, mức độ nguy hiểm không cao, đặc biệt là khá đơn giản trong việc khắc phục. Để có thể tiến hành xử lý tình trạng này, đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ như sau: keo epoxy, 1 miếng bọt biển, xăng thơm (axeton), băng dính, giấy nhám hoặc những thiết bị máy chà sàn loại mini cầm tay, dao rọc giấy,...

Bước 1: đầu tiên chúng ta tiến hành làm sạch vết nứt trên mặt đá bếp. Công đoạn này nhằm loại bỏ các hạt bụi liti để gia tăng hiệu quả kết dính của keo. Chúng ta sử dụng miếng bọt biển nhúng một chút xăng thơm sau đó dùng để lau sạch vết bẩn. Lưu ý, chỉ lau trong khu vực vết nứt, hạn chế đến mức thấp nhất xăng thơm thấm ra mặt đá bên cạnh vì loại hóa chất này có khả năng ăn mòn khá cao có thể làm mặt đá mất độ bóng.

Bước 2: tiến hành pha hỗn hợp keo epoxy. Loại keo này có khả năng kết dính vô cùng cao. Một bộ keo gồm có 2 tuýp là A và B chính vì vậy chúng còn được gọi là keo AB. Chúng ta trộn hỗn hợp của hai tuýp này lại với nhau theo tỷ lệ 1:1.

xử lý mặt đá bếp bị nứt

Che băng dính bên ngoài tránh lem keo

Bước 3: dùng băng dính để che đi phần mặt nền bên cạnh vết nứt tránh cho keo tràn quá nhiều ra sàn khó khăn cho việc vệ sinh sau này. Sau đó chúng ta bôi keo lên vị trí bị nứt.

Bước 4: đợi cho keo khô lại, bóc băng dính, dùng dao rọc giấy để cạo sạch keo sau đó dùng giấy nhám loại mềm nhất để đánh nhẵn, bóng vị trí vết nứt là được.

Cách xử lý mặt đá bếp bị vỡ

Tính trạng nứt mặt đá bếp chỉ là những sự cố vô cùng nhỏ. Nghiêm trọng hơn cả phải kể đến vỡ mặt đá bếp. Nếu như mặt đá bếp nhà bạn cũng gặp phải tình trạng này thì có thể tham khảo các bước sau đây. Tuy nhiên chúng chỉ hợp với tình trạng vỡ không quá lớn còn nếu quá nghiêm trọng thì cần phải thay mới.

Các dụng cụ chúng ta cần chuẩn bị cũng tương tự như ở cách xử lý mặt đá bếp bị nứt.

xử lý mặt đá bếp bị nứt

Cách xử lý mặt đá bếp bị nứt, ghép mảnh vỡ bằng keo epoxy

Bước 1: cũng là vệ sinh, làm sạch vị trí mặt đá bị vỡ. Đầu tiên dùng bàn chải/giẻ lau để lau sạch bụi bẩn trên các miếng đá bị vỡ. Dùng tấm bọt biển thấm xăng thơm để lau sạch các cạnh của mảnh vỡ.

Bước 2: sắp xếp các miếng đá theo đúng vị trí ban đầu. Chúng ta có thể sử dụng một miếng gỗ/đá để lót bên dưới mặt đá bếp để việc sắp xếp đá vỡ dễ dàng.

Bước 3: tiến hành trộn hỗn hợp keo epoxy theo tỷ lệ 1:1 như ở trên. Sau đó chúng ta trét keo lên các cạnh vỡ của miếng đá và gắn chúng lại. Sau cùng là dùng keo đổ lên các đường nứt sau khi đã dính lại với nhau. Đảm bảo giữa các miếng đá vỡ cần được ghép sát với nhau. Ấn nhẹ để cho lượng keo thừa tràn ra, dùng giẻ khô để lau sạch.

Bước 4: đợi cho keo khô, dùng dao rọc giấy để cạo hết keo khô. Sau đó dùng giấy nhám để chà cho bóng là được.

Trên đây là cách xử lý mặt đá bếp bị nứt cũng như vỡ. Hy vọng có thể giúp quý vị khắc phục tình trạng này ở bàn đá nhà mình.

Hỏi Đáp

Tin tức máy chà sàn

Tin tức máy chà sàn

Xem tất cả »
Máy chà sàn công nghiệp Masterclean có tốt không?

Máy chà sàn công nghiệp Masterclean có tốt không?

Giới thiệu: Địa chỉ cho thuê máy chà sàn uy tín, giá tốt

Giới thiệu: Địa chỉ cho thuê máy chà sàn uy tín, giá tốt

Máy mài sàn bê tông DMS350: Đánh giá đôi nét về thiết bị

Máy mài sàn bê tông DMS350: Đánh giá đôi nét về thiết bị

Máy chà sàn công nghiệp Grammy - Top 3 model được ưa chuộng

Máy chà sàn công nghiệp Grammy - Top 3 model được ưa chuộng

[Review] Máy mài Makita - công nghệ đến từ Nhật Bản

[Review] Máy mài Makita - công nghệ đến từ Nhật Bản

Các loại máy mài: Công dụng và cấu tạo máy mài cầm tay

Các loại máy mài: Công dụng và cấu tạo máy mài cầm tay

▷ Máy chà nhám Prima: Ưu- nhược điểm khi sử dụng

▷ Máy chà nhám Prima: Ưu- nhược điểm khi sử dụng

Review Top 3 model máy chà nhám Total được ưa chuộng nhất

Review Top 3 model máy chà nhám Total được ưa chuộng nhất

Review máy chà nhám băng Ryobi có Ưu - Nhược điểm gì?

Review máy chà nhám băng Ryobi có Ưu - Nhược điểm gì?