Làm giàu nhanh chóng nhờ bán máy hút bụi
Một người đàn ông tại Anh đã trở thành tỷ phú nhờ bán mẫu máy hút bụi vô cùng độc đáo. Nhưng ít ai biết, ông đã từng phải trải qua 5127 lần thất bại trước khi có được những thành tựu rực rỡ như hiện nay.
Nội dung chính [ Ẩn ]
Máy hút bụi “ độc lạ” và hàng ngàn lần thất bại
Đó là câu chuyện về người đàn ông sinh năm 1947 được coi là “vua phát minh của nước Anh” . James Dyson - một nhà sáng chế, sở hữu thương hiệu máy hút bụi Dyson được hàng triệu người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang đó là cả một chặng đường gian nan mà ít ai biết tới.
James Dyson - “vua phát minh của nước Anh”
Những thất bại đầu đời
Mặc dù tốt nghiệp thạc sĩ ngành thiết kế nội thất nhưng ông sớm thể hiện đam mê với kinh doanh - một lĩnh vực hấp dẫn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vốn sẵn năng khiếu nghệ thuật nên trong ông luôn có nhiều ý tưởng táo bạo. Vì thế, sản phẩm đầu tay của ông cũng chính là một ý tưởng vô cùng độc đáo. Sau 1 năm nghiên cứu không ngừng, ông cho ra đời chiếc xe làm vườn với bánh xe hình cầu.
Sản phẩm đã thành công vang dội khi chiếm lĩnh 50% thị trường trong nước. Nhưng không lâu sau đó, công ty thua trong vụ kiện về bản quyền khiến việc kinh doanh phải ngừng lại. Thất bại đầu đời khiến ông dính vào nợ nần và suy sụp.
Nguyên mẫu xe cút kít được cải tiến của James Dyson
Phát minh máy hút bụi độc đáo
Dù chán nản nhưng Dyson không hề từ bỏ ước mơ kinh doanh. Cơ duyên lại đến khi ông tình cờ đi mua máy hút bụi cho gia đình. Tuy nhiên ông đã rất thất vọng vì chúng gần như bỏ đi khi túi lọc rác không còn mới. Ngay lúc đó, ý tưởng về máy hút không có túi lọc đã lé lên trong ông. Tuy vậy khi hỏi ý kiến bạn bè, chẳng ai nghĩ rằng ông có thể giàu có nhờ bán máy hụt bụi này. Nhưng Dyson đã kiên trì nghiên cứu làm đi làm lại không biết mệt mỏi để chế tạo ra chiếc máy hút bụi Dyson sở hữu sức hút mạnh nhất. Ông đã mất 4 năm, thử đến 5127 mẫu mới thành công với mẫu máy hút bụi không túi đầu tiên vào năm 1983.
James Dyson thiết kế máy hút bụi
Và một lần nữa, Dyson bắt đầu khởi nghiệp với chiếc máy hút bụi cầm tay dành cho mọi gia đình. Vào thời điểm đó, các nhà sản xuất ở Anh chỉ sản xuất loại máy hút bụi có túi bụi nhằm thu lợi nhuận cao, còn máy hút bụi loại mới do James Dyson thiết kế thì vẫn không được mấy ai xem trọng. Điều này đã khiến cho công ty của ông phải đứng trước bờ vực phá sản.
Để tìm đường sống, James Dyson đã đến Nhật Bản - đất nước có văn hóa nội trợ rất mạnh. Không ngờ rằng chiếc máy hút bụi này lại rất được ưa chuộng và bán chạy tại đây. Năm 1991, ông đã giành được giải thưởng International Design Award (Thiết kế Quốc tế).
Năm 1993, James Dyson đã quyết định quay trở lại thị trường Anh. Ông đã thành lập các trung tâm nghiên cứu, phát triển và nhà máy tại Anh. Ông lôi kéo người tiêu dùng mua máy hút bụi Twin Cyclone bằng chiến dịch quảng cáo truyền hình “nói lời tạm biệt với những chiếc túi”.
Ngoài ra, James Dyson cũng đã tiến hành hợp tác với thương hiệu thời trang Paul Smith để bán máy hút bụi tại các cửa hàng ngoại tuyến. Điều đặc biệt là doanh số bán hàng thậm chí còn cao hơn so với các cửa hàng điện máy. Kể từ đó, máy hút bụi mang thương hiệu Dyson đã từng bước chiếm lĩnh thị trường nước Anh.
Sản phẩm máy sấy tóc của Dyson
Song song với máy hút bụi thì Dyson còn cho ra đời quạt không cánh, máy hong khô tay sử dụng màng lọc Hepa cùng hàng loạt sản phẩm mang tính cách mạng khác. Điều này giúp James Dyson thành lập nên đế chế hùng mạnh.
James Dyson - Giàu có nhờ bán máy hút bụi
Không dừng lại ở Anh, công ty Dyson của James tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế. Sản phẩm máy hút bụi Dyson đã được bán tại hơn 65 nước trên thế giới. Công ty có hơn 5.800 kỹ sư và đầu tư hơn 10 triệu USD mỗi tuần để phát triển sản phẩm.
Tuy là người sáng lập và tạo ra các sản phẩm nhưng James Dyson lại không thích làm CEO. Ông đã thuê một người đảm nhiệm vị trí này vào năm 2001 và cho đến nay thì James vẫn sở hữu 100% thương hiệu này.
James Dyson trở thành tỷ phú nhờ bán máy hút bụi
Năm 2018, ông đã chính thức thành công đưa máy hút bụi thành ngành công nghiệp tỷ đô. Sản phẩm của ông trở thành loại máy hút bụi bán chạy nhất tại Anh, ước tính 14,5 triệu người tiêu dùng. Điều này giúp ông trở thành người giàu nhất nước Anh vào năm 2018.
Mặc dù đã ngoài 70 tuổi nhưng James Dyson vẫn miệt mài theo đuổi công việc phát minh của mình. Ông không coi mình là một doanh nhân mà chỉ là một kỹ sư thiết kế luôn nỗ lực để làm ra những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Có thể thấy rằng, việc kiên trì theo đuổi đam mê phát minh đã giúp cho James Dyson tạo ra chiếc máy hút bụi bán chạy nhất mọi thời đại. Đồng thời cũng giúp ông trở thành tỷ phú giàu nhất nước Anh vào năm 2018.
Hỏi Đáp