Hướng dẫn tự chế máy nén khí "Đơn giản, tại nhà" với 3 cách

4497 lượt xem 19

Khí nén có thể ứng dụng trong nhiều công việc từ vệ sinh, thổi bụi cho đến xì khô, bơm xe. Nhưng không phải ai cũng sở hữu một chiếc máy bơm nén khí, nhất là khi nhu cầu của họ không quá lớn. Vì vậy, trong bài viết sau, Hoàng Liên sẽ gợi ý cho bạn những cách chế máy nén khí đơn giản tại nhà, hãy theo dõi nhé! 

Hướng dẫn 3 cách chế máy nén khí đơn giản

Để chế máy nén khí mini tại nhà, chúng ta có thể tận dụng các loại vỏ chai, vỏ bình cứu hỏa hay block tủ lạnh, cách làm cụ thể được trình bày như sau:

Cách chế máy nén khí mini 12v từ vỏ chai dầu gội

Chế máy nén khí mini 12V từ vỏ chai dầu gội đơn giản

Chế máy nén khí mini 12V từ vỏ chai dầu gội đơn giản

Máy nén khí tự chế làm từ vỏ chai dầu gội chính là chiếc máy dùng để bơm hơi xe đơn giản nhất. Để chế tạo máy, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như:

  • 1 vỏ chai dầu gội đã sử dụng hết 
  • 1 chiếc van khí một chiều
  • 2 miếng cao su (Có thể cắt ra từ săm xe máy cũ)
  • Máy bơm hơi mini 12V, ống dây dẫn khí.

Bước 1: Bạn cần xả nước để làm sạch hoàn toàn bên trong chai dầu gội, sau đó hãy phơi khô. Lưu ý: Bạn cần giữ lại chiếc nắp xịt của chai, đừng vứt đi nhé.

Bước 2: Đục 1 lỗ trên thân chai rồi lắp van một chiều vào trong thân dầu gội. 

Bước 3: Để giúp chiếc van được khép kín, gắn chặt hơn vào bình, bạn tiến hành xếp miếng cao su lót ở cả mặt trong và mặt ngoài của chai tại nơi tiếp xúc giữa bình và van.

Bước 4: Tạo ra một piston kín để có thể nén khí tự nhiên và đưa vào bên trong bình. Bạn có thể sử dụng bơm điện mini 12v và các ống dẫn để thực hiện điều này.

Bước 5: Bơm hơi vào trong chai dầu gội. Như vậy là công đoạn tự chế máy nén khí mini của bạn đã hoàn thành rồi.

Vì đây là chiếc máy nén khí đơn giản, sơ khai nên bạn có thể dùng nó vào những việc như: Bơm bóng bay, bơm săm xe đạp, thổi bụi,...

Tự chế tạo máy nén khí mini từ vỏ bình cứu hỏa

Trước khi đi vào công đoạn tự làm máy nén khí mini, bạn cần chuẩn bị những công cụ dưới đây:

  • 1 vỏ bình cứu hỏa đã hết khí bên trong 
  • 1 van nhôm tổng
  • Máy nén khí mini (Chọn loại nhỏ 12V)
  • Các loại van, đồng hồ như: Van an toàn, van dẫn khí vào, van dẫn khí ra, rơ le điện, đồng hồ đo áp suất,...
  • Dây dẫn, khớp nối
  • Một số vật dụng khác hỗ trợ: 1 cuộn băng tan (Băng cao su non), keo dính, dây thép...

Máy nén khí tự chế làm từ vỏ bình cứu hỏa

Máy nén khí tự chế làm từ vỏ bình cứu hỏa

Các bước tự chế bơm hơi từ bình cứu hỏa cụ thể như sau:

Bước 1: Bạn xả hết bột còn sót lại trong bình cứu hỏa ra rồi tráng bình bằng nước. Sau đó, dùng máy sấy hoặc phơi khô bình để không còn nước đọng lại bên trong.

Bước 2: Lắp van tổng (Gồm 6 lỗ) vào phần đầu của bình - Như hình bên dưới.

Hình ảnh: Van tổng với 6 lỗ

Hình ảnh: Van tổng với 6 lỗ

Bước 3: Lắp ghép các loại van khác vào van tổng, bao gồm: Van an toàn, van dẫn khí vào/ra, đồng hồ đo áp suất, rơ le điện,...

Bước 4: Tại khu vực đầu xả, bạn hãy lắp thêm một khớp nối để kết nối bình với phần dây dẫn, giúp đưa khí nén ra ngoài.

Các loại van khác được lắp vào van tổng

Các loại van khác được lắp vào van tổng

Bước 5: Ở van dẫn khí vào, bạn sử dụng ống nối nhanh để nối bình cứu hỏa với bơm điện 12V. Ngoài ra, để đảm bảo khí nén di chuyển một chiều mà không đi theo hướng ngược lại, bạn cũng cần lắp thêm van một chiều tại đây.

Ống nối nhanh được lắp giữa bơm điện và bình cứu hỏa

Ống nối nhanh được lắp giữa bơm điện và bình cứu hỏa

Lưu ý: Trong quá trình lắp các van, bạn nên sử dụng thêm các gioăng cao su cỡ nhỏ kết hợp với quấn băng cao su non để tránh bị rò rỉ khí nhé.

Bước 6: Cuối cùng, bạn chỉ cần sử dụng dây thép để cố định máy bơm mini 12V với thân bình cứu hỏa là xong.

Tự làm máy nén khí mini từ block tủ lạnh

Dụng cụ chế máy nén khí bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • 1 bình cứu hỏa đã sử dụng hết
  • 1 block tủ lạnh (Còn chạy được)
  • Các loại ốc vít, máy khoan, máy cắt, máy hàn, dây điện,...
  • Phụ kiện: Bánh xe, trụ đỡ máy bơm hơi, dây dẫn khí,...

Các bước tiến hành làm bình nén khí mini từ block tủ lạnh:

Bước 1: Đầu tiên, bạn lấy máy cắt để cắt bỏ phần đầu (Phần kết nối với van bình). Sau đó, dùng nước để rửa sạch bên trong. Tiếp theo, bạn sấy khô, đợi đến khi bình ráo hẳn, không còn nước thì chuyển sang bước 2.

Cắt bỏ phần đầu của bình cứu hỏa 

Cắt bỏ phần đầu của bình cứu hỏa 

Bước 2: Bạn sử dụng một miếng sắt dày để hàn kín miệng cho bình cứu hỏa. Sau đó, bạn có thể hàn thêm 2 bánh xe, trụ đỡ cho bình nếu muốn.

Bước 3: Hàn 4 ốc với vỏ bình cứu hỏa để gắn chặt block tủ lạnh với bình.

Hàn 4 ốc để cố định block tủ lạnh trên thân bình

Hàn 4 ốc để cố định block tủ lạnh trên thân bình

Bước 4: Bạn dùng máy khoan để khoan 2 lỗ trên thân bình cứu hỏa. Trong đó, một lỗ được sử dụng để gắn ống dẫn, kết nối bình với đầu ra của block tủ lạnh. Lỗ còn lại bạn đặt rơ le máy nén khí, đồng hồ đo áp suất và van tại đó.

Lắp cụm rơ le và đồng hồ máy nén khí vào lỗ còn lại trên bình

Lắp cụm rơ le và đồng hồ máy nén khí vào lỗ còn lại trên bình

Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy nối điện để các thiết bị, linh kiện như: Block tủ lạnh, rơ le áp suất hoạt động được. 

Một vài lưu ý khi sử dụng máy nén khí tự chế

Khi dùng máy nén khí tự làm, cần lưu ý những gì?

Khi dùng máy nén khí tự làm, cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng máy nén khí tự chế, bạn cần lưu ý những điểm sau để sử dụng hiệu quả và đảm bảo an toàn:

  • Những chiếc máy nén khí tự chế ở trên thường có công suất nhỏ nên chỉ sử dụng được cho những việc yêu cầu lượng khí nén không cao như: Bơm hơi bóng bay, bơm lốp xe đạp, thổi bụi,...
  • Các phương pháp trên không sử dụng van xả dưới đáy bình cứu hỏa nên lâu ngày nước sẽ tích tụ lại, gây ảnh hưởng tới chất lượng khí nén, làm han gỉ bình. Do đó, sau một thời gian sử dụng, bạn cần dốc ngược bình để loại bỏ lượng nước này ra.
  •  Vì các loại máy nén khí tự chế không có quy trình kiểm định an toàn nào nên chúng ta cần thận trọng khi chế tạo hay sử dụng chúng.

Ví dụ: Mặc dù vỏ bình cứu hỏa được làm từ kim loại nhưng nó lại không đủ dày để chịu được áp lực lớn. Do đó, sẽ rất rủi ro nếu chúng ta không ước lượng đúng áp suất hoặc lắp thiếu một vài linh kiện nào đó (Như van xả áp,...).

Nhìn chung, cách chế máy nén khí mini tại nhà khá đơn giản nhưng máy chưa chắc đã đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn cho người sử dụng. 

Vì vậy, thay vì mất thời gian loay hoay tự chế máy giống như thợ cơ khí chuyên nghiệp thì bạn có thể tham khảo các loại máy nén khí mini 24 lít hoặc máy nén khí cũ giá rẻ, phải chăng mà chất lượng ổn định tại Điện máy Hoàng Liên hoặc tham khảo các máy nén khí Nhật bãi trên thị trường.

Điện máy Hoàng Liên là đơn vị chuyên phân phối máy bơm nén khí, thiết bị công nghiệp chính hãng đến từ các hãng nổi tiếng với mức giá nhập tận xưởng, cạnh tranh. Bạn sẽ không phải lo lắng về chất lượng máy bơm hơi mini, chúng tôi cam kết bảo hành sản phẩm trong 12 tháng và vẫn tiếp tục hỗ trợ sửa chữa chi phí thấp khi hết hạn bảo hành. 

Trên đây là các cách tự chế máy nén khí tại nhà dễ thực hiện. Mặc dù cách làm đơn giản nhưng để tạo ra được chiếc máy có hiệu suất tốt, đảm bảo an toàn thì bạn vẫn cần rất nhiều kinh nghiệm về máy nén khí. Nếu như bạn cần thêm thông tin về sản phẩm hoặc giải đáp thắc mắc thì hãy liên hệ tới hotline: 0989 937 282, Hoàng Liên sẽ luôn sẵn lòng để tư vấn cho bạn!

 

Hỏi Đáp

Tin tức máy nén khí

Tin tức máy nén khí

Xem tất cả »
Xi lanh khí nén | Phân loại, giá bán, bản vẽ & thông số

Xi lanh khí nén | Phân loại, giá bán, bản vẽ & thông số

Máy nén khí Kobelco chính hãng, giao hàng 24h, giá rẻ CK40%

Máy nén khí Kobelco chính hãng, giao hàng 24h, giá rẻ CK40%

Top 3 máy nén khí Pegasus 120L chính hãng giá tốt nhất 2024

Top 3 máy nén khí Pegasus 120L chính hãng giá tốt nhất 2024

Máy nén khí Pegasus 70L chính hãng | Giá từ 5 triệu đồng

Máy nén khí Pegasus 70L chính hãng | Giá từ 5 triệu đồng

Máy nén khí Puma 3HP - Top 4 model giá tốt nhất 2024

Máy nén khí Puma 3HP - Top 4 model giá tốt nhất 2024

Máy nén khí Puma 2HP chính hãng | Giá tốt chỉ từ 14tr

Máy nén khí Puma 2HP chính hãng | Giá tốt chỉ từ 14tr

#4 thương hiệu máy nén khí nha khoa chuyên dụng, giá bán

#4 thương hiệu máy nén khí nha khoa chuyên dụng, giá bán

Piston khí nén - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động & phân loại

Piston khí nén - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động & phân loại

Top 3 máy nén khí mini phun sơn giá rẻ, sử dụng nhiều nhất

Top 3 máy nén khí mini phun sơn giá rẻ, sử dụng nhiều nhất