Túi hút ẩm có độc không? Ăn hạt chống ẩm có sao không?

84027 lượt xem 0

Hiện nay, những túi chứa hạt hút ẩm luôn là sản phẩm đi kèm trong các gói thực phẩm, dược phẩm hoặc các loại linh kiện. Trên các bao bì, nhà sản xuất luôn đặt dòng chữ khuyến cáo “do not eat” - “không được ăn” cho người sử dụng. Vậy gói hút ẩm có độc không? Nếu ăn gói hút ẩm có bị gì không? 

Túi hút ẩm là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi: Túi hút ẩm có độc không? Gói chống ẩm có hại không? Thì có lẽ bạn sẽ cần đọc thêm về khái niệm, túi hút ẩm là những gói giấy, túi nilon hoặc cotton đi kèm trong các túi bánh kẹo, thực phẩm, thuốc, hoặc linh kiện điện tử... Gói chống ẩm có rất nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến với 3 loại:

  • Hạt chống ẩm silicagel
  • Chất hút ẩm Clay
  • Bột hút ẩm

gói hút ẩm có độc không

Gói hút ẩm là gì?

Gói hút ẩm thực phẩm làm từ gì? Hiện nay, dạng hạt hút ẩm Silicagel được sử dụng nhiều nhất trong việc bảo quản thực phẩm. Đây là một chất làm khô ở dạng các hạt nhỏ, trong suốt hoặc tinh thể đá. Thông thường, các túi chống ẩm được đóng gói cùng với các sản phẩm thương mại để bảo quản, tránh bị hơi ẩm làm hư hại. 

Silicagel có công thức hóa học là SiO2 x nH20 (n<2), được sản xuất từ natri othosilicat hoặc chất Silic TetraClorua. Bên trong các hạt hút ẩm này có vô số những khoảng trống nhỏ li ti, có công dụng chứa nước. 

Tác dụng của túi hút ẩm

Nhiều người thắc mắc công dụng của gói hút ẩm là gì? Silicagel là một chất hút ẩm, được sử dụng để giữ cho sản phẩm đi kèm luôn khô ráo. Các hạt silicagel trong bịch hút ẩm là silicon dioxide được tìm thấy nhiều trong cát, có khả năng hấp thụ rất nhiều nước, trung bình 1/3 trọng lượng của nó. Vì thế tác dụng túi hút ẩm là hút ẩm cho các sản phẩm đóng gói cùng để tránh bị hư hỏng do độ ẩm.

Gói chống ẩm giúp bảo quản thực phẩm luôn khô ráo

Gói chống ẩm giúp bảo quản thực phẩm luôn khô ráo

Khi gặp ẩm hoặc bỏ túi hút ẩm vào nước, chúng sẽ tự động hút nước mà không cần trải qua bất kỳ phản ứng hóa học hoặc thay đổi hình dạng. Ngay cả khi chúng đã bão hòa, no nước, các hạt vẫn luôn ở trạng thái khô ráo nếu chạm vào.

Đặc biệt, chúng có thể tái sử dụng sau khi được làm nóng ở nhiệt độ khoảng 121 độ C trong khoảng 1-2 tiếng. Vì vậy, nếu ai đó đố bạn “hạt chống ẩm có tan trong nước không?” hay “gói hút ẩm có hạn sử dụng không?”, thì bạn hãy tự tin trả lời là không nhé!

Với đặc tính cực hữu ích này của Silicagel, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng trong việc kiểm soát hơi ẩm, hút ẩm cho thuốc hoặc các vật tư khác. Công dụng của những gói hút ẩm này là giúp chúng luôn khô ráo, không bị hư hại do độ ẩm, nấm mốc gây ra. 

Gói hút ẩm có độc không?

Với những tính năng vượt trội, chắc chắn rằng các nhà sản xuất sẽ thường xuyên tận dụng chúng, đóng gói kèm theo sản phẩm. Tuy nhiên, trên các bao bì, các hãng luôn để dòng khuyến cáo “Do not eat”, nghĩa là không được ăn đến người tiêu dùng. Vậy hạt chống ẩm trong các gói hút ẩm thực phẩm có độc không?

Thực chất, hạt chống ẩm Silicagel là một loại cát nhân tạo, không gây độc hại hay tạo ra phản ứng hóa học nào. Đây được đánh giá là hợp chất an toàn, thân thiện với môi trường, vô hại cho con người và vô cùng hữu ích trong sản xuất. Công dụng chính của gói hút ẩm chỉ là hấp thụ độ ẩm, ngăn không để quá trình ngưng tụ nước. Vì thế câu trả lời cho “túi hút ẩm có độc không?” là “Không hề có độc” nhé.

hạt chống ẩm có độc không

Gói hút ẩm có độc không?

Tuy nhiên, khi thấy nhà sản xuất hướng dẫn để nguyên chất hút ẩm trong gói, bạn nên làm theo đúng chỉ dẫn này. Bởi dù hạt chống ẩm không có độc thì thực sự chúng không chứa chất dinh dưỡng nào cả, nên không ăn được.

Đã có một số người ăn thử vài hạt đến cả cả túi chống ẩm nhưng họ không gặp bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến cơ thể. Nếu bạn tò mò hạt chống ẩm có độc không và ăn thử hạt này, chắc chắn bạn sẽ không hề cảm nhận vị gì hay bị ảnh hưởng gì.

Gói chống ẩm có độc không? Thực ra, các túi chống ẩm này thường được dán nhãn “không được ăn” nhằm tránh nguy cơ gây nghẹt thở ở các trẻ nhỏ. Các trung tâm kiểm soát chất độc đã có thống kê rằng, hàng năm, tỷ lệ người vô tình ăn phải các gói hút ẩm silicagel ngày càng tăng, đặc biệt đều liên quan tới trẻ nhỏ. Đã có một số trường hợp trẻ nhỏ bị ngạt thở khi vô tình nuốt phải loại hạt này.

Hiện nay, có một số nhà sản xuất đã phủ silicagel lớp Coban clorua, là một hợp chất có độc cho cơ thể. Coban Clorua là chất chỉ thị độ ẩm, có màu xanh khi khô và chuyển sang màu hồng khi đã bão hòa với nước. Hợp chất này thường được dùng trong các loại tủ chống ẩm sử dụng Silicagel để hút ẩm.

Nếu lỡ nuốt phải hợp chất này có thể gây buồn nôn và nôn liên tục, thậm chí có thể gây ung thư. Vì thế, Silicagel phủ coban clorua không được sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng như thực phẩm, thuốc,...

Ăn gói hút ẩm có sao không? 

Khi mua một gói bánh hoặc một hộp thuốc, thông thường sẽ luôn có một túi hút ẩm đi kèm bên trong. Nhiều người tiêu dùng có thói quen tái sử dụng để hút ẩm tủ quần áo, giày dép, hoặc các sản phẩm cần chống ẩm khác. Tuy nhiên, nếu chẳng may các gói hút ẩm bị rơi ra ngoài có thể khiến trẻ em ăn nhầm phải.

“Ăn hạt chống ẩm có sao không” là thắc mắc của rất nhiều người. Mặc dù hạt hút ẩm Silicagel gần như vô hại, nhưng nếu bạn thử ăn nó thì chắc chắn đây là một trải nghiệm khá khó chịu đấy.

Trẻ em ăn gói hút ẩm

Nhiều phụ huynh lo lắng rằng trẻ em ăn gói hút ẩm có độc không khi thấy trẻ vô tình nuốt phải. Theo Medicalnewstoday, mặc dù túi chống ẩm không có độc, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây xuất huyết dạ dày và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Nhiều nhà sản xuất đã khuyến cáo trên các gói chống ẩm là không được ăn, tuy nhiên do một số sơ xuất khi trông trẻ đã khiến trẻ ăn nhầm chúng. Những hạt chống ẩm nhỏ tưởng chừng như vô hại này có thể gây tắc đường thở, khiến trẻ bị khó thở, hoặc tổn thương vùng niêm mạc, khô mắt.

Nên để hạt chống ẩm tránh xa tầm tay trẻ em

Nên để hạt chống ẩm tránh xa tầm tay trẻ em

Uống nhầm gói chống ẩm có sao không? Để lý giải cho vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu chuyện có thật. Một trường hợp xảy ra với bé trai 8 tuổi ở Trung Quốc, do không biết túi chống ẩm là gì đã bỏ vào chơi nước nghịch. Kết quả khiến chơi nước bị nổ tung, cậu bé bị bỏng mắt dẫn đến nguy cơ bị mù vĩnh viễn. Thực tế, đã có rất nhiều vụ việc như trên xảy ra, tất cả đều do trẻ nhỏ không được trông giữ cẩn thận, thiếu hiểu biết về loại gói chống ẩm này mà chơi đùa hoặc ăn dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Nếu trẻ nhai hoặc nuốt phải các hạt chống ẩm làm từ vôi bột thì hậu quả sẽ càng nặng hơn. Chúng có thể gây bỏng khoang miệng, loét họng trẻ tùy theo mức độ hóa chất nuốt phải. Vì thế, bạn cần cho trẻ súc miệng thật nhiều, uống nhiều nước để làm giảm nồng độ kiềm do vôi bột gây ra.

Người lớn ăn nhầm gói hút ẩm

Người lớn ăn hạt hút ẩm có độc không? Uống nhầm gói chống ẩm có sao không? Có thể khi bạn ăn thử một vài hạt, chúng sẽ không gây ra cảm giác khó chịu gì cho bạn. Tuy nhiên, khi bạn lỡ ăn cả gói hút ẩm, tác hại sẽ càng lớn hơn.

ăn hạt chống ẩm có sao không

Người lớn ăn phải hạt chống ẩm sẽ gây cảm giác khó chịu trong cơ thể

Nếu bạn đổ một gói hút ẩm vào miệng, hơi ẩm tại vị trí đó sẽ bị đẩy ra khỏi hai bên và khiến vòm họng, nướu, lưỡi của bạn có cảm giác khô khốc như bị thiếu nước. Sau khi nhổ bỏ hợp chất này ra khỏi miệng, bạn vẫn còn phải đối mặt với các triệu chứng như khô mắt, khô họng. Nếu nặng hơn, bạn có thể sẽ bị niêm mạc, khoang mũi bị khô, dạ dày cũng có cảm giác khó chịu.

Vậy cần bao nhiêu túi hút ẩm để có thể hấp thụ tất cả nước của cơ thể người lớn? Như chúng ta đã biết, 70% cơ thể của con người là nước. Ví dụ, một người đàn ông nặng 95kg, vậy 70% của 95kg sẽ rơi vào khoảng 66,6kg. Với silicagel, khả năng hấp thụ ẩm của chúng khoảng 40% trọng lượng của nó.

Như vậy, để hấp thụ được 66,6kg nước trong cơ thể người đàn ông đó, chúng ta cần 166,9kg hạt chống ẩm. Một gói hạt silicagel có khối lượng 2,8g, thì người đàn ông 95kg này sẽ phải tiêu thụ 58800 gói nếu muốn hút hết nước trong cơ thể.

Vật nuôi ăn hạt chống ẩm

Vật nuôi ăn túi chống ẩm có sao không? Mặc dù đặc tính của các hạt silicagel trơ trong hóa học, không độc hại, nhưng nếu vật nuôi khi ăn phải có thể khiến chúng bị rối loạn tiêu hóa. Tùy vào số lượng hạt ăn phải quyết định mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ của con vật. 

Sự phức tạp nằm ở gói chứ không phải hạt. Khi chó mèo ăn phải gói hút ẩm có thể gây tắc nghẽn đường ruột của chúng, đặc biệt là những con vật nhỏ. Một túi chống ẩm có thể khiến con vật bị ngộ độc. 

Vì vậy, nếu vật nuôi của bạn vô tình nuốt phải các gói hạt silicagel, hãy theo dõi tình trạng của chúng để biết các dấu hiệu của tắc ruột. Nếu chúng gặp tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê và chán ăn, hãy đưa đến các bác sĩ thú y để hỗ trợ..

Cách xử lý nếu trẻ em ăn hạt chống ẩm?

Bạn đã tìm hiểu được gói chống ẩm có nguy hiểm không ở phần trên, vậy việc cần làm khi ăn phải hạt hút ẩm là gì?. Nếu trẻ em vô tình nuốt phải hạt chống ẩm silicagel, cha mẹ cần bình tĩnh để xử lý. Bản chất các hạt silicagel có tính trơ về mặt hóa học, sẽ không có phản ứng hóa học nào bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng có đặc tính hút ẩm cực mạnh, làm khan, cơ thể bị thiếu nước. 

gói chống ẩm có nguy hiểm không

Uống thật nhiều nước hoặc sữa để hạt chống ẩm no nước

Bạn nên cho trẻ uống thật nhiều nước lọc để bổ sung lượng nước bị mất. Khi các hạt Silicagel đã no nước sẽ không còn tác động đến niêm mạc cơ thể, từ đó bài tiết qua đường tiêu hóa. Đồng thời phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có loại bột chống ẩm từ canxi clorua, đây là một hợp chất rất độc. Nếu vô tình nuốt hoặc hít phải bột canxi clorua có thể gây ra hiện tượng trúng độc, gây cháy bỏng miệng, viêm loét môi, lưỡi và dạ dày. Bởi đây là chất có tính kiềm mạnh, vì vậy hãy uống nhiều sữa tươi để trung hòa bớt tính kiềm của nó. Như vậy mới giúp niêm mạc khoang miệng và thực quản được bảo vệ, không bị tổn thương nặng.

Trẻ em có tính hiếu kỳ, tò mò với mọi thứ xung quanh, chúng có thể cầm nắm những gói hút ẩm và cho vào miệng vì tưởng đó là đồ ăn. Để tránh như tai nạn không mong muốn, phụ huynh nên chú ý để trẻ không tiếp xúc gần với các gói chống ẩm. Ngoài ra, nên để các gói hút ẩm ở những vị trí cao, kín đáo, xa tầm với của trẻ nhỏ, hoặc vứt đi nếu ko sử dụng đến. 

Khi không may nuốt phải hạt hút ẩm, hãy nhanh chóng súc miệng ngay, uống thật nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước trong cơ thể. Hoặc bạn có thể móc hết các hạt chống ẩm trong miệng ra, đồng thời gây nôn để tống sạch chúng ra khỏi dạ dày và thực quản. 

Dấu hiệu cho thấy bạn cần sự chăm sóc y tế

Có thể thấy, bản chất của hạt chống ẩm là vô hại, tuy nhiên khi nuốt phải quá nhiều, đặc biệt là bột canxi clorua có thể khiến cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần sự chăm sóc của y tế khi vô tình ăn hoặc hít phải hạt hút ẩm:

  • Khô niêm mạc vùng miệng, lưỡi và nướu bị khó chịu
  • Xuất huyết dạ dày, đau và khó chịu
  • Tổn thương niêm mạc, khô mắt, khô họng
  • Viêm loét miệng và môi, cháy rát vùng lưỡi, thực quản
  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
  • Bị bắn vào mắt khiến bỏng rát, sưng phù

Một số câu hỏi thường gặp về hạt chống ẩm

Hạt chống ẩm dính vào mắt, phải làm sao?

Khi bị bay vào mắt, hạt trong gói hút ẩm có hại không? Tùy vào mỗi loại hạt chống ẩm sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Nhưng dù là loại hạt hút ẩm nào cũng sẽ gây khó chịu không tốt khi bị dây vào mắt. Đặc biệt với loại chống ẩm làm từ vôi bột (canxi clorua) sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nó có thể khiến cho mắt của bạn bị bỏng rát, sưng tấy, nếu không sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.

tác hại của gói hút ẩm

Rửa mắt bằng nước hoặc nước muối sinh lý nhiều lần

Trong trường hợp hạt chống ẩm không may văng vào mắt, bạn cần bình tĩnh chớp mắt, sau đó dùng nước muối sinh lý để rửa mắt, thậm chí là nước lã. Nhỏ thật nhiều vào mắt để hạt silicagel no nước và bong ra. Tuyệt đối không được dụi mắt hay vội lôi chúng ra, sẽ dễ làm mắt bị tổn thương hoặc bị rách giác mạc mắt. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tiến hành theo dõi và kiểm tra kỹ càng. 

Với loại gói chống ẩm là bột mịn, khi không may bay vào mắt, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế kịp thời. Trong suốt quá trình cần sơ cứu tương tự để tránh hậu quả là khiến mắt khó hồi phục.

Hạt chống ẩm có hại da không?

Hạt trong các gói chống ẩm có hại da không? Không ít người tỏ ra lo lắng không biết chạm vào gói hút ẩm có nguy hiểm không, chúng có gây bỏng da hay hút hết nước khi lỡ nuốt phải không? Nhưng thực tế, câu trả lời là không ảnh hưởng đến da khi chạm vào.

Thực chất, hạt chống ẩm không hề gây hại cho da hoặc cơ thể người tiếp xúc. Nếu bạn chạm tay hoặc nuốt phải vài hạt silicagel, chúng sẽ không có ảnh hưởng gì đến cơ thể của bạn. Các hạt silicagel chỉ hấp thụ hơi ẩm trong không khí và sinh nhiệt rất ít. Hầu hết, các hạt chống ẩm chỉ tăng tối đa 2 - 5 độ khi tay chạm vào. Với lượng nhiệt này, bạn sẽ không hề bị bỏng da hay khó chịu.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà sản xuất đã cho thêm lượng muối coban clorua cào silicagel để hiệu quả chống ẩm tốt hơn. Điều này vô hình chung khiến tác hại của hạt hút ẩm càng mạnh. Với nồng độ pH cao, gói chống ẩm có thể gây bỏng nhẹ khi chạm tay vào các hạt silicagel này, đặc biệt với làn da mỏng của trẻ em.

Hạt chống ẩm có gây ung thư không?

Gói chống ẩm là vật phẩm luôn được đóng kèm, giữ các sản phẩm không bị hơi ẩm, nấm mốc làm hỏng. Vì thế, gói hút ẩm thực phẩm có độc không thì chắc chắn là không. Bởi chúng chỉ có khả năng hấp thụ ẩm, được sản xuất riêng để bảo quản thực phẩm.

gói hút ẩm thực phẩm có độc không

Hạt silicagel chứa coban clorua có gây ung thư?

Để tăng khả năng hút ẩm của silicagel, nhiều nhà sản xuất đã đưa một lượng muối coban clorua vào các mao quản của hạt chống ẩm. Khi còn khô, silicagel chứa coban clorua sẽ có màu xanh dương, sau đó dần chuyển sang xanh nhạt và màu hồng khi đã ngậm no nước. 

Những loại chống ẩm này thường có giá cao hơn các loại silicagel thông thường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng hợp chất coban clorua là nguyên nhân gây ung thư nếu người dùng vô tình để xâm nhập vào cơ thể. Thế nhưng vẫn có nhiều nhà khoa học cho rằng, quan điểm này không chính xác. 

Hiện nay, cơ chế gây ung thư vẫn chỉ dựa trên các mô hình thống kê kiểu truyền thống, chưa có báo cáo về việc coban clorua gây ung thư. Do nguyên nhân ung thư vẫn chưa được hoàn toàn sáng tỏ, nên chưa thể kết luận rằng hạt chống ẩm có khả năng gây ung thư ở người. Tuy nhiên người tiêu dùng cũng cần lưu ý thực hiện đúng khuyến cáo “do not eat” của nhà sản xuất.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề gói hút ẩm có độc không? Ăn phải túi hút ẩm có bị gì không? Tóm lại, việc ăn gói chống ẩm không phải vấn đề nguy hiểm đến tính mạng hay vấn đề quá nghiêm trọng đến cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn chúng là một ý tưởng tồi và không nên thực hiện dưới mọi hình thức nào. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ công dụng và tác hại của gói hút ẩm.

Hỏi Đáp

Tin tức tủ chống ẩm

Tin tức tủ chống ẩm

Xem tất cả »
#5 cách vệ sinh máy ảnh giúp máy ảnh nét hơn, bền hơn

#5 cách vệ sinh máy ảnh giúp máy ảnh nét hơn, bền hơn

Tủ chống ẩm nào tốt nhất? 9 thương hiệu bán chạy nhất

Tủ chống ẩm nào tốt nhất? 9 thương hiệu bán chạy nhất

Cách vệ sinh máy ảnh an toàn tại nhà với bộ vệ sinh máy ảnh

Cách vệ sinh máy ảnh an toàn tại nhà với bộ vệ sinh máy ảnh

Top 5 tủ chống ẩm 250l chính hãng, giá tốt năm 2024

Top 5 tủ chống ẩm 250l chính hãng, giá tốt năm 2024

Top 3 tủ chống ẩm 180L chính hãng được ưa chuộng 2024

Top 3 tủ chống ẩm 180L chính hãng được ưa chuộng 2024

Top linh kiện tủ chống ẩm máy ảnh phổ biến hiện nay

Top linh kiện tủ chống ẩm máy ảnh phổ biến hiện nay

Top 4 tủ chống ẩm TwaiPo đang được ưa chuộng hiện nay

Top 4 tủ chống ẩm TwaiPo đang được ưa chuộng hiện nay

Top 5 tủ chống ẩm Solo chính hãng, giá rẻ đang hot 2024

Top 5 tủ chống ẩm Solo chính hãng, giá rẻ đang hot 2024

[Mách bạn] Top 6 tủ chống ẩm Akalai đang hot nhất 2024

[Mách bạn] Top 6 tủ chống ẩm Akalai đang hot nhất 2024