Bộ đàm bắt sóng được bao xa? Cách tăng cự ly liên lạc xa

238 lượt xem 0

Bộ đàm bắt sóng được bao xa là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mua thiết bị đàm thoại này. Khoảng cách kết nối của bộ đàm không chỉ phụ thuộc vào công suất mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như loại thiết bị, môi trường sử dụng và thậm chí là thời tiết. Trong bài viết này, Điện máy Hoàng Liên sẽ cùng bạn giải đáp câu hỏi bộ đàm nói được bao xa và các thông tin quan trọng khác, cùng tìm hiểu nhé!

1. Tìm hiểu bộ đàm bắt sóng được bao xa?

Bất kỳ ai khi mua bộ đàm đều đặt ra câu hỏi bộ đàm nói được bao xa hay bộ đàm bắt sóng được bao xa. Khoảng cách bắt sóng của bộ đàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong điều kiện lý tưởng, một chiếc bộ đàm cầm tay có thể bắt sóng từ 1-5km. Một số bộ đàm chuyên nghiệp bắt sóng được ở khoảng cách 20km hoặc xa hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ rằng, đây là thông tin mà đơn vị sản xuất đưa ra và chúng có thể thay đổi theo điều kiện, khu vực bạn sử dụng.

bộ đàm nói được bao xa

Bộ đàm bắt sóng được bao xa là câu hỏi của nhiều người

Theo tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của bộ đàm được trang bị dải tần VHF hoặc UHF có công suất phát 5W thì khoảng cách bắt sóng trong các điều kiện khác nhau như sau:

  • Trong khu vực nội thành: Máy bộ đàm bắt sóng được từ 1-2km bởi chịu ảnh hưởng bởi nhiều vật cản như tòa nhà, cây cối,...
  • Trong khu vực không có vật cản: Trong điều kiện lý tưởng, phạm vi bắt sóng xa nhất của bộ đàm là 5km.

Từ các thông tin trên, ít nhiều đã giúp bạn giải đáp câu hỏi bộ đàm nói được bao xa. Phạm vi bắt sóng, liên lạc của bộ đàm cầm tay từ 1-5km. Đối với các thiết bị bộ đàm có công suất lớn hơn thì phạm vi liên lạc rộng hơn nhưng sự khác biệt không quá lớn. Nếu bạn muốn bộ đàm có phạm vi liên lạc xa hơn, từ 7-10km thì cần phải sử dụng thêm thiết bị hỗ trợ như bộ đàm trạm chính, bộ đàm 3G/4G,...

2. 4 Yếu tố ảnh hưởng tới cự ly bộ đàm

Cự ly liên lạc của bộ đàm không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào công suất mà còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp bạn khai thác tối đa hiệu quả của bộ đàm trong mọi tình huống. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cự ly bắt sóng của bộ đàm mà bạn nên biết.

bộ đàm bắt sóng được bao xa

Các yếu tố ảnh hưởng tới cự ly liên lạc của máy bộ đàm cầm tay

2.1. Vật cản địa hình

Địa hình là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng cách bắt sóng, truyền tín hiệu của bộ đàm. Tại khu vực bằng phẳng, không có chướng ngại vật thì sóng bộ đàm có thể truyền xa hơn. Ngược lại, ở các khu vực có địa hình phức tạp như đồi núi, rừng rậm hay tại các khu vực đô thị có nhiều nhà cao tầng thì tín hiệu sẽ bị cản trở, làm giảm khoảng cách bắt sóng.

2.2. Kiểu băng tần

Bộ đàm liên lạc được bao xa? Khoảng cách liên lạc của máy bộ đàm cũng chịu ảnh hưởng của kiểu băng tần. Các model bộ đàm tại thị trường Việt Nam sử dụng 2 loại băng tần là UHF (430-470MHz) và VHF (136-174MHz).

Băng tần UHF có khả năng truyền tín hiệu xuyên vật cản tốt nhưng phạm vi truyền tin hạn chế nên được sử dụng trong khu vực có nhiều vật cản như khu vực đông dân cư, tòa nhà cao tầng. Trái lại băng tần VHF lại có khả năng truyền tín hiệu xa nhưng ít có khả năng xuyên vật cản nên thường được sử dụng ở các khu vực mở rộng, ít vật cản như trên biển, nông thôn,...

2.3. Anten của bộ đàm

Cự ly liên lạc của bộ đàm cũng bị ảnh hưởng bởi độ cao, kích thước, dạng và hiệu suất của anten. Anten dài thường giúp thu phát sóng tốt hơn, đặc biệt ở khu vực rộng. Độ cao của anten cũng là yếu tố quan trọng – anten càng cao, phạm vi liên lạc càng rộng, nhất là trong điều kiện có nhiều chướng ngại vật. Loại anten (cố định, rời, định hướng hay đa hướng) và chất lượng anten cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng truyền tín hiệu.

Anten của máy bộ đàm

Anten của máy bộ đàm

2.4. Công suất phát máy

Công suất phát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cự ly liên lạc và khả năng truyền tín hiệu của bộ đàm. Máy bộ đàm có công suất càng cao thì cự ly liên lạc càng xa và ngược lại. Bộ đàm cầm tay thông thường có công suất từ 1-5W, trong khi bộ đàm cố định gắn trên xe có công suất lên đến 50W giúp việc bắt sóng liên lạc tốt hơn.

3. Cách tăng cự ly liên lạc của bộ đàm cầm tay

Đối với những ai thường xuyên sử dụng bộ đàm cầm tay, việc tối ưu hóa cự ly liên lạc là điều quan trọng để đảm bảo liên lạc thông suốt. Mặc dù mỗi bộ đàm đều có giới hạn về khoảng cách liên lạc, nhưng vẫn có nhiều cách để cải thiện và mở rộng phạm vi này. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn tăng cự ly liên lạc của bộ đàm, đảm bảo tín hiệu mạnh mẽ và ổn định hơn trong mọi tình huống.

  • Sử dụng anten chất lượng cao: Thay thế anten gốc bằng anten dài hơn hoặc có chất lượng tốt hơn để cải thiện khả năng thu phát sóng.
  • Tăng độ cao của anten: Giữ bộ đàm ở vị trí cao hơn hoặc di chuyển lên khu vực cao để hạn chế chướng ngại vật làm cản trở tín hiệu.
  • Sử dụng bộ đàm có công suất lớn: Chọn bộ đàm có công suất phát cao hơn (thường từ 5W trở lên) để mở rộng phạm vi liên lạc.

bộ đàm liên lạc được bao xa

Dùng máy bộ đàm công suất lớn để mở rộng phạm vi liên lạc

  • Sử dụng trạm phát sóng (repeater): Kết nối máy bộ đàm với hệ thống trạm phát sóng để tăng cường tín hiệu cũng như mở rộng phạm vi liên lạc.
  • Tránh khu vực có nhiều chướng ngại vật: Di chuyển ra khu vực thoáng đãng, tránh xa các tòa nhà cao tầng, địa hình phức tạp để giảm nhiễu tín hiệu.
  • Chọn tần số phù hợp: Dùng tần số VHF (Very High Frequency) trong môi trường mở và tần số UHF (Ultra High Frequency) khi ở khu vực đô thị nhiều chướng ngại vật để tối ưu hóa phạm vi liên lạc.

4. Sử dụng bộ đàm cầm tay cần lưu ý gì?

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng bộ đàm cầm tay hiệu quả, đảm bảo liên lạc ổn định và an toàn trong mọi tình huống.

  • Kiểm tra pin thường xuyên: Đảm bảo pin được sạc đầy trước khi sử dụng để tránh mất liên lạc giữa chừng. Mang theo pin dự phòng nếu phải sử dụng thiết bị liên tục trong thời gian dài.
  • Chọn kênh và tần số phù hợp: Xác định và sử dụng đúng kênh/tần số để tránh trùng lặp với nhóm khác, giúp đảm bảo tín hiểu rõ rõ ràng và bảo mật thông tin.

Cài đặt kênh và tần số phù hợp với các bộ đàm trong nhóm

Cài đặt kênh và tần số phù hợp với các bộ đàm trong nhóm

  • Sử dụng anten đúng cách: Đảm bảo anten luôn được lắp đúng và không bị gập để tối ưu phạm vi liên lạc. Khi đàm thoại không được chạm tay hay cầm vào anten.
  • Giữ khoảng cách phù hợp khi nói: Khi đàm thoại, bạn đặt micro cách miệng từ 2-5cm để âm thanh truyền đi được rõ ràng, không bị nhiễu.
  • Thao tác với bộ đàm đúng cách: Lắp đặt bộ đàm đúng kỹ thuật. Bấm và giữ nút “PTT” trước khi bắt đầu nói để tín hiệu truyền đi được đầy đủ nhất. Khi kết thúc, nhả nút “PTT” để nghe phản hồi từ người khác.
  • Sử dụng phụ kiện để bảo vệ: Để tránh những hư hỏng không đáng có như rơi, va đập,...thì bạn nên sử dụng bao da, túi bảo vệ hoặc dây đeo.
  • Vệ sinh và bảo trì định kỳ: Hãy về sinh bộ đàm sau mỗi lần sử dụng và trước khi bảo quản trong hộp đựng để kéo dài tuổi thọ, hạn chế hư hỏng.

Hiểu rõ bộ đàm bắt sóng được bao xa và các yếu tố ảnh hưởng đến cự ly bắt sóng là điều vô cùng quan trọng giúp bạn lựa chọn cho mình thiết bị phù hợp. Nếu muốn mở rộng phạm vi liên lạc của máy bộ đàm thì bạn hãy áp dụng các mẹo như nâng cao vị trí anten, kết nối với trạm phát sóng,...Mong rằng, các thông tin có trong bài viết phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc bộ đàm nói được bao xa.

Hỏi Đáp

Tin tức bộ đàm

Tin tức bộ đàm

Xem tất cả »
TOP 5 Bộ Đàm JBL Chất Lượng, Đáng Mua Nhất Hiện Nay

TOP 5 Bộ Đàm JBL Chất Lượng, Đáng Mua Nhất Hiện Nay

TOP 10 bộ đàm sự kiện chất lượng, âm thanh rõ ràng, đang mua

TOP 10 bộ đàm sự kiện chất lượng, âm thanh rõ ràng, đang mua

TOP 5 bộ đàm 50km chất lượng, đáng mua nhất hiện nay

TOP 5 bộ đàm 50km chất lượng, đáng mua nhất hiện nay

Hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm chi tiết dễ hiểu cho người mới

Hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm chi tiết dễ hiểu cho người mới

Hướng dẫn sửa bộ đàm tại nhà | Bảng giá sửa chữa bộ đàm

Hướng dẫn sửa bộ đàm tại nhà | Bảng giá sửa chữa bộ đàm

Cách kết nối bộ đàm với điện thoại qua app bộ đàm nhanh chóng

Cách kết nối bộ đàm với điện thoại qua app bộ đàm nhanh chóng

Phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola và cách cài đặt

Phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola và cách cài đặt

Bộ đàm là gì? Cấu tạo, cự ly liên lạc, ứng dụng và phân loại

Bộ đàm là gì? Cấu tạo, cự ly liên lạc, ứng dụng và phân loại

TOP 5 bộ đàm có tai nghe chính hãng, tốt nhất hiện nay

TOP 5 bộ đàm có tai nghe chính hãng, tốt nhất hiện nay