Bộ đàm là gì? Cấu tạo, cự ly liên lạc, ứng dụng và phân loại
Bộ đàm là thiết bị liên lạc tầm ngắn, sử dụng sóng vô tuyến để thu phát thông tin cho các thiết bị. Để hiểu rõ bộ đàm là gì? Cấu tạo, phân loại, cự ly liên lạc cũng như ứng dụng của máy bộ đàm thì bạn đừng bỏ lỡ nội dung dưới đây của Điện máy Hoàng Liên. Bài viết này chắc chắn sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về thiết bị liên lạc tức thì, cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính [ Ẩn ]
1. Bộ đàm là gì?
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã và đang mang đến những thay đổi rất lớn trong đời sống con người và nhiều lĩnh vực khác nhau. Có rất nhiều thiết bị công nghệ mới được ra đời để thay thế cho thiết bị cũ đã lạc hậu. Trong đó có máy bộ đàm.
Bộ đàm là thiết bị liên lạc hai chiều tức thì
Máy bộ đàm là gì? Là thiết bị liên lạc hiệu quả, tin cậy với mức chi phí hợp lý. Máy bộ đàm có thể liên lạc, kết nối với một hoặc nhiều thiết bị khác trong cùng một lúc để truyền đạt thông tin. Bộ đàm hoạt động theo nguyên tắc truyền tải và thu sóng điện từ, cho phép mọi người trao đổi thông tin với nhau trong một khoảng cách nhất định mà không cần sử dụng tới mạng điện thoại di động hay phụ thuộc vào bất kỳ hệ thống nào khác.
Tính “độc nhất” của bộ đàm đó là khả năng liên lạc nhóm nhanh chóng, thông tin sẽ được truyền tải tới tất cả các thành viên trong nhóm cùng một lúc. Nhờ đó sẽ không cần phải tốn thời gian chờ hay xác nhận cuộc gọi từ người dùng.
Với thiết kế nhỏ gọn, tích hợp nhiều tính năng như kết nối wifi, nhắn tin, ghi âm, theo dõi vị trí GPS,...máy bộ đàm là thiết bị không thể thiếu hiện nay.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ đàm
2.1. Cấu tạo bộ đàm
Máy bộ đàm được cấu thành từ nhiều linh phụ kiện khác nhau, trong đó phải kể đến như:
- Máy phát: Thực hiện nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu qua Mic và tạo ra tần số dao động mang sóng. Nhờ đó, tín hiệu đường truyền sẽ rõ nét, hạn chế tình trạng nhận tín hiệu nhiễu từ môi trường. Bộ phát còn có nhiệm vụ mã hóa thông tin truyền đi.
- Anten: Là bộ phận không thể thiếu của máy bộ đàm, có chức năng thu và phát sóng radio. Anten được thiết kế dạng rời hoặc tích hợp trong máy.
Anten của máy bộ đàm
- Bộ điều khiển: Là thành phần quản lý các chức năng của bộ đàm như nút bấm, màn hình hiển thị cùng các công nghệ liên quan.
- Máy thu: Nhận tín hiệu từ các bộ đàm khác trong cùng một kênh tín hiệu và giải mã tín hiệu để truyền đến bộ chuyển đổi.
- Chuyển đổi tín hiệu: Thực hiện nhiệm vụ lấy tín hiệu từ thiết bị thu và chuyển thành âm thanh từ loa. Đồng thời, còn là công cụ chuyển đổi tín hiệu âm thanh để truyền tín hiệu trong kênh cuộc gọi.
- Loa và mic: Là thành phần cơ bản để người dùng truyền tải và nhận thông tin. Loa và mic thường được tích hợp bên trong thiết bị.
- Bộ lọc: Loại bỏ tiếng ồn và nhiễu trong quá trình thu phát sóng, cải thiện chất lượng âm thanh.
- Pin: Cung cấp năng lượng để bộ đàm hoạt động. Thời lượng pin của bộ đàm sẽ phụ thuộc vào loại pin và cường độ sử dụng. Máy bộ đàm cầm tay thường sử dụng 3 loại pin: Ni-Cd, metal hydride(Ni-Mh) và LI-ion.
Pin máy bộ đàm
2.2. Nguyên lý hoạt động của bộ đàm
Như thông tin đã cập nhật ở trên, bộ đàm là thiết bị thu phát âm thanh 2 chiều, nghĩa là nó có thể gửi và nhận thông tin. Bộ đàm có thể dùng để liên lạc giữa một máy với một máy khác hoặc một máy với nhiều máy khác. Điều này đồng nghĩa với việc thông tin phát ra cùng một lúc sẽ đến được với một hoặc nhiều người khác nhau.
Tất cả các sản phẩm máy bộ đàm đều hoạt động theo nguyên lý của sóng vô tuyến. Tín hiệu âm thanh sẽ chuyển đổi thành tín hiệu sóng radio rồi chuyển đến máy thu trong một khoảng cách nhất định. Khi bạn bật máy bộ đàm, tín hiệu âm thanh sẽ thu vào mic và chuyển thành tín hiệu điện. Và tín hiệu này sẽ chuyển đổi thành tín hiệu sóng vô tuyến thông qua máy phát. Tín hiệu sóng radio sẽ truyền qua anten và lan tỏa ra ngoài không gian.
Tín hiệu sóng radio sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện khi đến máy thu và sẽ được đưa tới loa để phát âm thanh. Tín hiệu âm thanh sẽ đi qua bộ lọc để giảm nhiễu và loại bỏ tiếng ồn. Một số model bộ đàm cao cấp còn có thêm tính năng mã hóa giọng nói để bảo mật thông tin.
3. Bộ đàm sử dụng sóng gì? Liên lạc bao xa
3.1. Bộ đàm sử dụng sóng gì?
Bộ đàm sử dụng SÓNG VÔ TUYẾN - một dạng của sóng từ, có dải tần số từ 30Hz đến 300GHz. Tùy thuộc vào loại bộ đàm và mục đích sử dụng mà bộ đàm hoạt động trên dải tần số khác nhau. Có 2 dải tần số bộ đàm sử dụng phổ biến hiện nay đó là:
UHF và VHF là hai dải tần số phổ biến của máy bộ đàm
- UHF (Ultra High Frequency): Có khả năng xuyên qua vật cản như tường bê tông, dải tần số từ 300MHz đến 3GHz thích hợp sử dụng tại các khu vực đô thị, nhà cao tầng và những khu vực có nhiều vật cản.
- VHF (Very High Frequency): Có tầm phát sóng xa hơn UHF, ít bị cản trở bởi vật cản, dải tần số từ 30 MHz đến 300MHz nên thích hợp sử dụng cho các hoạt động ngoài trời, vùng nông thôn hay ở các khu vực rộng lớn.
3.2. Bộ đàm bắt sóng được bao xa?
Bộ đàm liên lạc xa không? Bộ đàm xa nhất bao nhiêu km? Khoảng cách mà bộ đàm liên lạc, bắt sóng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong điều kiện lý tưởng, bộ đàm có thể bắt sóng từ 1-2 km. Một số bộ đàm chuyên dụng có thể hoạt động ở khoảng cách 20km hoặc hơn. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện và khu vực bạn đang đứng.
Dựa theo các tiêu chuẩn chất lượng, bộ đàm cầm tay sử dụng dải tần UHF và VHF, công suất 5W sẽ có phạm vi liên lạc từ 1-2km trong khu vực nội thành. Tại các khu vực không có vật cản thì phạm vi liên lạc lên đến 5km.
Tựu chung, bộ đàm có thể liên lạc trong khoảng cách từ 1-5km. Mặc dù các model bộ đàm có công suất lớn hơn có thể phạm vi liên lạc xa hơn một chút nhưng không có sự khác biệt lớn. Nếu muốn liên lạc ở khoảng cách xa hơn từ 7-10km thì bạn sẽ cần tới các thiết bị như bộ đàm trạm, bộ đàm 3G/4G,...
4. Các loại bộ đàm phổ biến nhất hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dùng, các thương hiệu sản xuất ra nhiều dòng máy bộ đàm khác nhau. Có các loại bộ đàm phổ biến hiện nay đó là:
4.1. Phân loại bộ đàm theo tính năng sử dụng
- Bộ đàm cầm tay: Nhỏ gọn, dễ dàng cầm nắm bằng một tay. Công suất làm việc không quá 6W, dùng pin sạc.
Bộ đàm cầm tay có mức giá rẻ
- Bộ đàm lưu động: Là loại bộ đàm được lắp đặt trên các phương tiện như xe tải, xe taxi, tàu thuyền. Máy bộ đàm lưu động có công suất làm việc 25W hoặc từ 50-60W và cũng có thể là hơn với băng tần MF/HF. Có anten được lắp trên nóc xe/ tàu; dùng nguồn điện từ bình ắc quy.
- Bộ đàm cố định: Được lắp đặt ở các trạm điều hành, công suất làm việc từ 40W trở lên, có anten lắp trên cột cao giúp tăng cự ly liên lạc.
4.2. Phân loại bộ đàm theo môi trường sử dụng
- Bộ đàm sử dụng trên đất liền: Bao gồm cả loại dùng trong nhà và ngoài trời; phạm vi hoạt động của bộ đàm đất liền ngắn hơn so với bộ đàm hàng không và hàng hải. Bộ đàm đất liền được sử dụng nhiều trong quân sự, an ninh, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn,...
- Bộ đàm hàng hải: Được sử dụng trên biển, phạm vi hoạt động rộng hơn bộ đàm đất liền, lên đến vài trăm km. Bộ đàm hàng hải được lắp đặt trên tàu thuyền để liên lạc giữa các tàu với nhau và các trạm thông tin liên lạc.
Bộ đàm hàng hải
- Bộ đàm hàng không: Sử dụng trên máy bay, phạm vi hoạt động lên đến vài nghìn km. Bộ đàm hàng không được dùng để liên lạc giữa các máy bay, giữa máy bay với trạm kiểm soát không lưu hoặc giữa máy bay với các đơn vị cứu hộ.
4.3. Phân loại bộ đàm theo công nghệ
- Máy bộ đàm Analog: Tín hiệu bộ đàm diễn ra liên lục, được biểu thị bằng đồ thị hình sin, cos hoặc đường cong bất kỳ. Đặc trưng của dòng bộ đàm này đó là tín hiệu mạng, ổn định; âm thanh ra trong, rõ ràng trong điều kiện tiêu chuẩn. Giá bộ đàm sử dụng công nghệ Analog rẻ.
- Máy bộ đàm công nghệ Digital: Tín hiệu Digital có khả năng hiệu chỉnh tần số, điều chỉnh âm thanh,...dễ dàng và nhanh chóng. Nhờ đó âm thanh phát ra có chất lượng tốt, chân thực, dứt khoát hơn so với bộ đàm Analog.
4.4. Phân loại bộ đàm theo dải tần số
- Bộ đàm HF: Dải tần số từ 3 - 30MHz, bước sóng từ 100m-10m; dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều với mục đích thông tin ở cự ly xa như liên lạc hàng hải, hàng không,...
- Máy bộ đàm 3G/4G-LTE, IP: Ứng dụng công nghệ 3G/4G-LTE, tận dụng hạ tầng viễn thông rộng lớn của nền tảng 4G, đảm bảo liên lạc không giới hạn.
Máy bộ đàm 3G/4G
- Máy bộ đàm UHF: Có tần số từ 300 MHz - 3 GHz và bước sóng trong khoảng 1m-10cm, dùng cho các kênh liên lạc thông tin di động mặt đất. Tại Việt Nam, dải tần số dùng cho bộ đàm UHF từ 400 - 470MHz.
- Máy bộ đàm VHF: Có tần số từ 30 - 300 MHz, có bước sóng trong khoảng 10m-1m, dùng cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải, hàng không hoặc truyền hình thương mại.
4.5. Phân loại bộ đàm theo đặc tính sử dụng
- Bộ đàm chống nước: Được thiết kế để sử dụng trong các môi trường ẩm ướt, đạt tiêu chuẩn IP (viết tắt của "Ingress Protection" - chống xâm nhập). Số đứng sau IP sẽ cho bạn biết mức độ chống thấm nước và bụi bẩn của bộ đàm. Cụ thể:
- IPX0: Không có khả năng chống nước, bụi bẩn.
- IPX1: Khả năng chống nhỏ giọt nước từ trên cao.
- IPX2: Khả năng chống tia nước bắn vào từ mọi hướng.
- IPX3: Khả năng chống tia nước bắn mạnh vào từ mọi hướng.
- IPX4: Khả năng chống tia nước mạnh từ mọi hướng ở trong thời gian ngắn.
- IPX5: Khả năng chống tia nước mạnh từ mọi hướng trong khoảng thời gian dài.
- IPX6: Khả năng chống tia nước mạnh từ mọi hướng trong thời gian dài, áp lực cao.
- IPX7: Khả năng chống ngâm nước trong khoảng thời gian ngắn.
- IPX8: Khả năng chống ngâm nước trong một khoảng thời gian dài.
- Bộ đàm chống cháy nổ: Được cấu thành từ những vật liệu không cháy, khả năng chịu nhiệt cao. Bộ đàm chống cháy nổ được phân loại dựa theo tiêu chuẩn ATEX (Atmospheres Explosives) của Liên minh Châu Âu; chuyên dùng trong môi trường làm việc có nhiệt độ cao, dễ xảy ra cháy nổ.
5. Ứng dụng của bộ đàm
Bộ đàm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như:
✅ Cứu hộ và an ninh quốc phòng: Quân đội, cảnh sát, lực lượng cứu hộ,... luôn sử dụng bộ đàm để đảm bảo liên lạc trong tình huống khẩn cấp. Khi hỗ trợ thiên tai, giải cứu,... bộ đàm giúp tăng khả năng phối hợp và trao đổi thông tin nhanh chóng; đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động cứu hộ và an ninh.
Bộ đội sử dụng bộ đàm tham gia cứu hộ bão lũ
✅ Sản xuất công nghiệp: Trong các môi trường làm việc phức tạp như xây dựng, khai thác mỏ,...bộ đàm giúp công nhân và kỹ sư duy trì liên lạc để trao đổi thông tin về tiến độ làm việc, báo cáo kỹ thuật và chỉ đạo một cách hiệu quả. Qua đó giúp cải thiện năng suất, giảm thiểu sai sót, tăng cường sự an toàn khi làm việc.
✅ Thương mại - dịch vụ: Bộ đàm góp phần quan trọng vào sự phát triển cũng như tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Việc duy trì liên lạc là điều cần thiết trong chuỗi cung ứng, tối ưu hóa quá trình bán hàng, cung cấp dịch vụ chất lượng. Trong nhà hàng, khách sạn, bộ đàm còn giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng; đối với hoạt động nội bộ giúp tăng hiệu suất phục vụ, đảm bảo sự phối hợp của các thành viên. Đồng thời, đảm bảo việc phân công và quản lý một cách hiệu quả.
Bộ đàm sử dụng trong khách sạn để quản lý, điều phối nhân viên
✅ Giải trí và sự kiện: Hướng dẫn viên du lịch có thể sử dụng bộ đàm để cung cấp các thông tin chi tiết và hướng dẫn mọi người thăm quan một cách hiệu quả. Tại các triển lãm, hội thảo,...giúp việc tổ chức các sự kiện diễn ra suôn sẻ.
✅ Hoạt động ngoài trời: Bộ đàm được sử dụng trong các hoạt động ngoài trời như cắm trại, leo núi, đi xe đàm,...giúp duy trì liên lạc ngay cả ở những nơi không có sóng di động, đảm bảo sự an toàn cho mọi người.
6. Một số lưu ý khi sử dụng bộ đàm
Khi sử dụng máy bộ đàm bạn cần phải nắm chắc những lưu ý sau:
- Trong máy bộ đàm có nhiều chi tiết nhỏ như chíp, loa,... do đó bạn cần hạn chế va đập hay làm rơi bộ đàm để tránh hư hỏng.
- Không để bộ đàm và các phụ kiện như sạc pin, chân đế, tai nghe,...thấm nước.
- Sạc đầy pin trước khi sử dụng. Trong lần sạc đầu tiên bạn nên sạc 14 - 16 giờ liên tục còn các lần sau bạn chỉ cần sạc từ 6-8 tiếng.
Sạc đầy pin cho máy bộ đàm trước khi sử dụng
- Nên sử dụng đến khi máy cạn pin rồi mới sạc, tránh chai pin.
- Khi không sử dụng hãy sạc đầy pin rồi tháo ra khỏi máy. Bảo quản máy ở nơi khô ráo, sạch sẽ; nên cất trong hộp và tránh để vật nặng đè lên.
- Thay mới phụ kiện như anten, pin khi bị hỏng hay hết tuổi thọ.
- Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng 6 tháng/lần.
- Trong quá trình sử dụng nếu thấy bộ đàm bị mất tín hiệu thường xuyên, nhiễu sóng thì bạn nên mang tới đơn vị phân phối để được bảo hành và sửa chữa.
Hy vọng các thông tin có trong bài viết “Bộ đàm là gì? Cấu tạo, cự ly liên lạc, ứng dụng và phân loại” sẽ giúp ích với bạn. Để sở hữu máy bộ đàm chất lượng, giá tốt đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới thì bạn hãy liên hệ tới Điện máy Hoàng Liên - Đơn vị PP bộ đàm uy tín. Tổng đài hotline 0989 937 282 luôn mở 24/24, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
Hỏi Đáp