Phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola và cách cài đặt
Phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý và tối ưu hóa các thiết lập liên lạc, đảm bảo tính ổn định và bảo mật trong mọi tình huống. Mặc dù sử dụng bộ đàm Motorola trong một khoảng thời gian dài nhưng không phải ai cũng biết cách cài đặt tần số. Vậy nên, trong bài viết này Điện máy Hoàng Liên sẽ hướng dẫn bạn các phần mềm cài đặt tần số và cách cài đặt cho máy bộ đàm Motorola nhanh chóng.
Nội dung chính [ Ẩn ]
Tại sao cần phải cài đặt tần số bộ đàm Motorola?
Cài đặt tần số bộ đàm Motorola là rất cần thiết bởi những lý do sau:
- Tùy chỉnh tần số: Để máy bộ đàm Motorola hoạt động trên các kênh tần số phù hợp với yêu cầu sử dụng thì người dùng cần sử dụng phần mềm để đảm bảo sự tương thích với các thiết bị khác.
- Tối ưu hóa hiệu suất: Phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola cho phép bạn điều chỉnh các thông số như công suất phát sóng, chế độ âm nhanh,...giúp tối ưu hóa khả năng liên lạc.
Đảm bảo chất lượng đàm thoại, âm thanh chân thực
- Bảo mật thông tin liên lạc: Với phần mềm cài đặt bộ đàm Motorola bạn có thể mã hóa tín hiệu, cài đặt các tính năng bảo mật để ngăn chặn nghe lén và đảm bảo an toàn trong các cuộc đàm thoại quan trọng.
- Quản lý kênh liên lạc: Thông qua phần mềm cài đặt bạn có thể thiết lập các kênh liên lạc, cho phép thêm/bớt kênh thiết bị đàm thoại mà không cần phải thao thủ công trên bộ đàm.
- Cập nhật phần mềm và firmware: Phần mềm cài đặt máy bộ đàm Motorola còn cho phép bạn cập nhật firmware cho thiết bị, giúp máy luôn hoạt động ổn định, cải thiện hiệu suất và hỗ trợ các tính năng mới nhất.
- Tránh bị xử phạt: Theo khoản 1 Điều 17, Luật Tần số vô tuyến quy định mọi tổ chức, cá nhân sử dụng băng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đều phải có giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền trừ một số trường hợp có điều kiện kèm theo trong điều khoản.
Do đó, người sở hữu và sử dụng bộ đàm Motorola cần phải đăng ký và điều chỉnh tần số bộ đàm phù hợp với phần mềm cài đặt tần số để bảo mật thông tin, tránh nhiễu sóng,...Trường hợp không cài đặt tần số bộ đàm thích hợp sẽ bị phạt từ 2 - 50 triệu đồng.
Tổng hợp các phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola
Mỗi một máy bộ đàm Motorola sẽ sử dụng phần mềm cài đặt tần số nối riêng. Việc bạn cài đặt phần mềm phù hợp với model bộ đàm Motorola của mình sẽ giúp ích trong việc cài đặt tần số.
Các phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola đó là:
Máy bộ đàm Motorola |
Phần mềm cài đặt |
Motorola GP 728, Motorola GP 368 |
CD 728 hoặc K6 Plus |
Motorola MT 918, Motorola GP 668 |
BF 480 |
Motorola GP 3588, Motorola GP 739 |
H10 |
Motorola GP 328 Plus |
KGB 87D |
Motorola GP 688 |
DS 1200 |
Motorola CP 688 |
Q1 RADIO |
Motorola CP 8800 |
JC 340 |
Motorola GP 980, CP 9800, Motorola CP 5800 |
BF 480 |
Motorola GP 3688 |
KGB 87D |
Motorola CP 1100 Plus |
YES 350 |
Motorola CP1250 |
368S (A21) |
Motorola CP 1590 |
EB399 |
Motorola SMP 418 |
SMP 418 |
Cách thiết lập tần số bộ đàm Motorola nhanh chóng, chuẩn xác
Cách thiết lập tần số bộ đàm Motorola không quá khó như mọi người vẫn nghĩ, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn dưới đây của Điện máy Hoàng Liên.
Bước 1: Kết nối bộ đàm với máy tính bằng cáp kết nối
Trước khi thực hiện kết nối bộ đàm với máy tính bạn cần chuẩn bị:
- Bộ đàm Motorola sạc đầy pin
- Máy tính có cài đặt phần mềm cài đặt tần số tương thích với máy bộ đàm
- Cáp kết nối phù hợp với bộ đàm bạn đang sử dụng
- Phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola được tải từ các nguồn uy tín.
Kết nối một đầu dây cáp vào vị trí tai nghe của bộ đàm
Để kết nối bộ đàm với máy tính qua dây cáp thì bạn mở phần mềm tương ứng với bộ đàm Motorola cần cài tần số. Sau đó lấy gắn dây cáp, một đầu kết nối với máy tính qua cổng USB hoặc cổng COM và đầu kết nối cổng tai nghe của bộ đàm.
Lưu ý: Nên tắt bộ đàm trước khi kết nối với máy tính. Khi kết nối xong bạn mới bộ đàm bật nguồn.
Bước 2: Cài đặt Driver để kết nối cáp với máy tính
- Mở Device Manager trên máy tính
- Nhấn chuột phải vào My Computer (hoặc This PC) rồi chọn Manag
- Chọn Device Manager trong cửa sổ quản lý
- Kéo xuống và chọn PORTS ( COM & LPT)
- Xác định cổng COM đang sử dụng trong danh sách các cổng hiện có
Bước 3: Đọc tần số của máy bộ đàm Motorola
- Mở phần mềm cài đặt tần cho bộ đàm Motorola
- Nếu phần mềm đang chạy ở cổng COM không khớp với cổng COM đang cắm ở máy bộ đàm thì bạn cần đổi cổng COM trên phần mềm. Trong phần mềm bạn chọn “Settings” (Cài đặt) → Tìm và chọn “Communication Port” để chọn cổng COM đang cắm bộ đàm và lưu thay đổi.
Bước 4: Đọc tần số bộ đàm Motorola đang sử dụng
- Trong phần mềm cài đặt máy bộ đàm Motorola bạn tìm và nhấn chọn vào biểu tượng đọc tần số.
- Hoặc bạn vào Program và chọn Read From Radio để đọc tần số hiện tại của máy.
- Lúc này, tần số và các thông số khác sẽ hiển thị trên phần mềm.
Bước 5: Đổi tần số sang tần số bộ đàm Motorola cần cài đặt
Khi muốn thay đổi tần số sang tần số khác của bộ đàm Motorola bạn thực hiện theo thứ tự sau:
- Đọc tần số kênh mà bạn muốn sử dụng. Chẳng hạn, kênh A2 có tần số 451.22500 và mã hiệu 69,3.
- Chỉnh tần số của kênh hiện tại về tần số mới. Ví dụ H1 chỉnh về A2
- Tiếp đó, bạn vào Program và chọn Write to Radio để nhập tần số mới cho máy.
Bước 6: Kiểm tra lại
Sau khi cài đặt tần số xong bạn cần phải kiểm tra xem cài đặt có thành công hay không.
- Cài đặt 2 bộ đàm cùng ở một kênh và mã hiệu
- Bật 2 bộ đàm và chuyển về một kênh
- Bấm giữ phím PTT trên bộ đàm thứ nhất và nói vào micro
- Kiểm tra xem âm thanh có được truyền đi và nghe được ở bộ đàm thứ hai không. Nếu bộ đàm Motorola thứ hai nghe được thông tin từ máy 1 thì việc cài đặt tần số đã thành công.
Một bước khá quan trọng mà hầu hết mọi người đều bỏ qua đó là lưu lại tần số cho những lần cài đặt sau. Bạn vào File (F) → Save As. Sau đó đặt tên file sao cho dễ nhớ rồi chọn Save.
Những lưu ý khi sử dụng phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola
Tắt bộ đàm Motorola trước khi kết nối với máy tính để cài đặt tần số
Trong quá trình sử dụng phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola bạn cần chú ý những điều quan trọng sau:
- Chọn đúng phiên bản phần mềm. Mỗi loại bộ đàm Motorola sẽ yêu cầu phiên bản CPS (Customer Programming Software) riêng biệt. Ví dụ: CPS 2.0 dùng cho Bộ đàm kỹ thuật số dòng MOTOTRBO như XPR, DP, SL, XIR; CPS R05.18 dùng cho bộ đàm analog như GP338, GP328, GP340,...
- Tuân thủ các quy định về tần số. Tần số liên lạc cần phải được cài đặt theo quy định của cơ quan quản lý tần số và sóng vô tuyến quốc gia.
- Đảm bảo tần số bạn cài đặt không xung đột với các thiết bị vô tuyến khác trong cùng khu vực.
- Nên sao lưu cấu hình hiện tại của máy để bạn có thể khôi phục thiết bị về trạng thái ban đầu nếu gặp vấn đề trong quá trình lập trình.
- Sử dụng cáp lập trình chính hãng của Motorola hoặc được kiểm chứng tương thích.
- Chỉ nên cập nhật firmware khi có sự cố về phần mềm hoặc cần bổ sung thêm tính năng mới. Đảm bảo nguồn điện ổn định khi cập nhật firmware để tránh lỗi phần cứng.
- Sau khi cài đặt tần số và các thông tin liên quan thì bạn cần kiểm tra lại bộ đàm để đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường, âm thanh không bị nhiễu,...Đừng quên kiểm tra tính năng bảo mật để đảm bảo liên lạc an toàn.
- Không rút cáp kết nối hoặc ngắt kết nối với máy khi phần mềm đang trong quá trình lập trình.
- Đảm bảo bộ đàm đã tắt nguồn trước khi kết nối với máy tính để tránh hư hại.
XEM THÊM: Bộ đàm 4G, 3G thế hệ bộ đàm cải tiến vượt trội hiện nay
Mong rằng, các thông tin trên đây về phần mềm cài đặt máy bộ đàm Motorola sẽ giúp ích bạn. Nếu gặp sự cố trong quá trình cài đặt thì bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp hoặc các đại lý ủy quyền của Motorola để được hỗ trợ kỹ thuật.
Hỏi Đáp