Rác không tái chế gồm những loại nào? Cách xử lý

62101 lượt xem 0

Rác không tái chế ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người, động thực vật. Vậy, rác không tái chế là gì? Rác không tái chế gồm những loại nào? cách xử lý như thế nào hiệu quả? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Điện máy Hoàng Liên giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

1. Rác không tái chế là gì?

Trái ngược hoàn toàn với rác tái chế, rác không tái chế là loại rác thải đã được sử dụng và bị vứt bỏ, không thể xử lý hoặc tái sử dụng để tạo ra sản phẩm mới. Đây là những loại rác chứa các chất độc hại, khó phân hủy hoặc quá phức tạp để tái chế hiệu quả. Các loại rác không thể tái chế thường được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt gây ra nhiều tác động tiêu cực đến con người, động thực vật và môi trường.

Rác không tái chế là những rác không được tái sử dụng

Rác không tái chế là những rác không được tái sử dụng

Ví dụ về rác thải không tái chế được:

  • Giấy bóng kính, giấy nhôm
  • Ống hút, vỏ bánh kẹo
  • Băng dính, keo dán
  • Pin, đèn huỳnh quang, hóa chất

2. Rác không tái chế gồm những loại nào?

Rác không tái chế gồm những loại nào là thắc mắc của rất nhiều người. Rác không tái chế gồm có rất nhiều loại sản phẩm và vật liệu khác nhau, chúng hiện hữu xung quanh chúng ta. Rất khó để tái chế chúng vì tính chất hóa học, mức độ phân hủy,...Có các loại rác thải không tái chế đó là:

Các loại nhựa không thể tái chế:

  • Ống hút nhựa: Kích thước nhỏ khiến việc thu gom và tái chế gặp khó khăn.
  • Túi nilon bẩn: Túi ni-lông bẩn, bị dính dầu mỡ hay thức ăn, thực phẩm không thích hợp cho quá trình tái chế.
  • Hộp xốp: Hộp đựng thực phẩm, hộp đựng thức ăn được làm từ xốp (polystyrene) dùng một lần.
  • Đĩa, cốc nhựa dùng một lần

Giấy và bìa không tái chế được:

  • Giấy dính dầu mỡ: Giấy bọc thực phẩm, hộp pizza bị bẩn
  • Giấy có tráng nhựa hoặc được phủ lớp kim loại: Giấy bạc, giấy gói kẹo
  • Giấy lụa (tissue paper): Sau khi sử dụng chúng quá mềm nên không thể tái chế.

Bao bì tổng hợp:

  • Túi bánh kẹo: Làm từ nhiều vật liệu khác nhau nên rất khó để tái chế
  • Tetra Pak: Hộp đựng sữa, hộp đựng nước trái cây,...được làm với nhiều lớp khác nhau (bao gồm giấy, nhôm, nhựa) nên rất khó tách rời khi tái chế.

Túi bánh kẹo, hộp đựng sữa

Túi bánh kẹo, hộp đựng sữa

Đồ vệ sinh cá nhân:

  • Bỉm, tã lót, băng vệ sinh: Là những đồ dùng một lần, có nhiều lớp vật liệu khác nhau, khó phân hủy và tái chế.
  • Bàn chải đánh răng: Được làm từ nhựa cứng kết hợp với lông bàn chải, rất khó để tái chế.

Đồ điện tử:

  • Pin: Pin không thể tái chế qua quy trình thông thường vì chứa nhiều loại hóa chất độc hại.
  • Đĩa CD/DVD: Được làm từ nhựa kết hợp với các lớp kim loại khiến việc tái chế gặp rất nhiều khó khăn.

Rác thải y tế: Kim tiêm, ống tiêm, găng tay y tế cần phải được xử lý qua quy trình đặc biệt, không thể tái sử dụng trong quy trình tái chế thông thường.

Rác thải nguy hại: Hóa chất, sơn, dầu nhớt cần được sử kỹ trong quy trình chuyên biệt, không thể tái chế.

Một số loại khác: Kính thủy tinh, đồ gốm sứ, khăn ướt, giấy ướt,...

>>> Xem thêm: Rác thải điện tử là gì? Tác hại khôn lường và giải pháp xử lý

3. Tác hại của rác không tái chế

Rác thải tái chế gây ra nhiều tác hại đối với môi trường, động vật và sức khỏe con người,...Cụ thể:

3.1. Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm đất: Rác thải không tái chế nhất là nhựa khi bị chôn lấp sẽ tồn tại trong môi trường hàng trăm năm mà không phân hủy sẽ gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên.

Ô nhiễm nước: Do không được thu gom, xử lý đúng cách khiến cho rác thải nhựa trôi ra ao hồ, sông suối khi trời mưa gây ô nhiễm nước. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sinh vật sống dưới nước; thậm chí còn xâm nhập vào chuỗi thức ăn, mạch nước ngầm.

Rùa biển bị mắc kẹt trong rác thải không tái chế

Rùa biển bị mắc kẹt trong rác thải không tái chế

Ô nhiễm không khí: Rác không tái chế khi đốt đặc biệt là các loại nhựa, hóa chất sẽ thải ra môi trường chất khí độc hại như dioxin, furan gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên.

3.2. Ảnh hưởng đến động thực vật

  • Động thực vật có thể nhầm lẫn rác không tái chế là thức ăn nên khi chúng ăn phải sẽ gây tắc đường tiêu hóa, ngộ độc; thậm chí là chết.
  • Các sản phẩm nhựa cũng là nguyên nhân khiến động vật bị mắc kẹt, gây tổn thương hoặc tử vong.

3.3. Tác hại đến sức khỏe con người

  • Con người khi tiếp xúc với các chất độc hại ở trong rác không tái chế như hợp chất hóa học trong nhựa sẽ gây rối loạn nội tiết, ung thư và nhiều vấn đề liên quan khác.
  • Các hạt vi nhựa (microplastic) từ rác thải không tái chế được có thể sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn và cuối cùng là vào cơ thể người gây ra những tác động nghiêm trọng.

Con người dễ mắc bệnh về đường hô hấp, ung thư

Con người dễ mắc bệnh về đường hô hấp, ung thư

3.4. Tốn kém chi phí và tài nguyên

Giải pháp xử lý rác thải không tái chế phổ biến nhất hiện nay đó là đốt hoặc chôn lấp. Cả hai phương pháp xử lý này đều tốn kém chi phí và tài nguyên. Việc chôn lấp rác không tái chế sẽ cần một diện tích và lượng đất rất lớn. Đồng thời, còn làm giảm khả năng sử dụng đất cho các mục đích khác như xây dựng, trồng trọt,....

3.5. Lãng phí tài nguyên

Trong rác không thể tái chế có thể sẽ có các loại vật liệu có thể tái chế để tái sử dụng. Nhưng chúng lại bị bỏ đi gây lãng phí và gây hại cho môi trường.

Từ những phân tích trên chúng ta cần phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảm thiểu, tái sử dụng và xử lý rác không tái chế để bảo vệ môi trường và cuộc sống của chính chúng ta.

4. Cách xử lý rác không tái chế

4.1. Quản lý rác thải tại nguồn

Mỗi cá nhân, đơn vị nên thực hiện việc phân loại rác thải ngay từ nguồn để giảm lượng rác không tái chế, tăng cường tái chế vật liệu. Với cách làm này sẽ làm giảm lượng rác thải cần xử lý đáng kể, tối ưu hóa được quá trình thu gom, xử lý và tái chế rác thải.

Phân loại rác thải tại nguồn

Phân loại rác thải tại nguồn

4.2. Chôn lấp (Landfilling)

Biện pháp xử lý rác không tái chế bằng cách chôn lấp rất phổ biến. Rác không tái chế sẽ được chôn lấp trong các bãi rác được thiết kế riêng biệt để ngăn chặn sự rò rỉ những chất độc hại vào môi trường. Phương pháp xử lý rác tái chế bằng cách chôn lấp giúp tối ưu chi phí, dễ triển khai thực hiện. Bù lại sẽ chiếm nhiều diện đất và gây ô nhiễm đất, nước ngầm, không khí.

4.3. Đốt rác không tái chế

Rác không tái chế sẽ được đốt trong lò đốt nhiệt độ cao, giúp làm giảm lượng rác đáng kể và thu được năng lượng dưới dạng nhiệt. Việc đốt rác không tái chế cũng sẽ gây ra một số hệ lụy như sản sinh ra các khí độc hại như dioxin, furan,.. nên cần phải tính toán và kiểm soát chặt chẽ.

Đốt rác không tái chế

Đốt rác không tái chế cần tính toán thật kỹ

4.4. Tạo ra năng lượng từ rác (Waste to Energy)

Rác thải không tái chế sẽ được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất ra năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc điện. Quá trình này thường được kết hợp với việc đốt rác. Biện pháp này sẽ chuyển đổi rác thải thành nguồn năng lượng có ích, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

4.5. Ứng dụng công nghệ tiên tiến

Công nghệ plasma: Rác không tái chế được sẽ được đốt bằng tia plasma ở mức nhiệt cao để biến chúng thành xỉ và khí tổng hợp (syngas).

Công nghệ phân hủy nhiệt: Sử dụng nhiệt lượng cao để phân hủy rác thải không tái chế thành chất khí hoặc lỏng; có thể sử dụng làm hóa chất hay nhiên liệu.

4.6. Xử lý rác thải nguy hại

Các loại rác thải nguy hại như pin, hóa chất, vật liệu y tế sẽ được xử lý qua quy trình riêng biệt để đảm bảo an toàn. Mặt khác, còn giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nhưng đòi hỏi yêu cầu cao về quy trình, cơ sở hạ tầng và chi phí.

4.7. Giảm thiểu, thay thế sử dụng và nâng cao nhận thức

Hạn chế sử dụng sản phẩm dùng một lần hoặc khó tái chế. Chúng ta nên sử dụng sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường, có khả năng phân hủy sinh học.

Tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thói quen của người dân

Tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thói quen của người dân

Ngoài ra, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc giảm thiểu rác thải. Từ đó sẽ tạo ra được những thay đổi bền vững, giúp ích cho quá trình quản lý và xử lý rác không tái chế.

Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rác không tái chế gồm những loại nào. Việc xử lý rác không tái chế cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng và tất cả mọi người để giảm thiểu tác hại xấu đến môi trường, con người,... Mỗi cá nhân, tổ chức, đơn vị hãy chung tay bảo vệ môi trường ngay hôm nay!

Hỏi Đáp

Tin tức xe quét rác

Tin tức xe quét rác

Xem tất cả »
Rác tái chế là gì? Bạn có biết rác thải có thể

Rác tái chế là gì? Bạn có biết rác thải có thể "tái sinh"?

Rác thải điện tử là gì? Tác hại khôn lường và giải pháp xử lý

Rác thải điện tử là gì? Tác hại khôn lường và giải pháp xử lý

Rác hữu cơ là gì? Cách xử lý rác thải hữu cơ hiệu quả, chuẩn xác

Rác hữu cơ là gì? Cách xử lý rác thải hữu cơ hiệu quả, chuẩn xác

Top 3 xe quét rác Lavor tốt nhất 2024 và giá bán cụ thể

Top 3 xe quét rác Lavor tốt nhất 2024 và giá bán cụ thể

Ưu, nhược điểm cấu tạo, nguyên lý của xe quét rác tự chế?

Ưu, nhược điểm cấu tạo, nguyên lý của xe quét rác tự chế?

Xe quét đường Isuzu - Top 8 được sử dụng nhiều nhất

Xe quét đường Isuzu - Top 8 được sử dụng nhiều nhất