Cách quy đổi công suất máy nén khí "chuẩn xác, đơn giản"

5182 lượt xem 0

Một trong những thông số quan trọng được nhiều người quan tâm khi mua máy nén khí đó chính là công suất máy. Vậy làm thế nào để xác định được công suất máy phù hợp với nhu cầu sử dụng khí nén? Công thức tính công suất máy nén khí như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc trên của người dùng, trong bài viết dưới đây Điện máy Hoàng Liên sẽ chia sẻ với bạn đọc cách quy đổi và tính công suất máy nén khí để lựa chọn được máy nén khí cho phù hợp nhé!

Công suất máy nén khí có thực sự quan trọng?

Rất nhiều người mua máy nén khí chọn mua máy theo công suất. Bởi họ thường nghĩ rằng công suất máy nén là thông số quan trọng nhất khi mua. Nhưng thực tế, công suất của máy nén chỉ biểu thị thông số bơm khí của động cơ. 

Còn công suất không ảnh hưởng tới lưu lượng khí từ bình chứa khí tới các thiết bị, dụng cụ mà người dùng đang sử dụng. Bởi công suất máy nén có cao hơn thì cũng không thể làm cho thiết bị làm việc nhanh hơn.

Tuy nhiên, khi chọn máy nén hơi thì người dùng vẫn cần đảm bảo công suất máy nén để đáp ứng đầy đủ cho hệ thống dây chuyền sản xuất và được tính theo công thức sau:

bảng tính quy đổi công suất máy nén khí

Bảng tính, quy đổi công suất máy nén khí và công thức tính công suất máy nén khí

Công suất máy cần mua = Tổng công suất tiêu thụ khí của tất cả thiết bị khí nén = Công suất thiết bị 1 + Công suất thiết bị 2 + .... + Công suất thiết bị N

Nhưng đối với các ngành công nghiệp sản xuất thì lượng khí nén cần phải đảm bảo liên tục để máy móc vận hành. Đồng thời, người dùng cần chọn máy có công suất lớn hơn hoặc bằng với công suất sử dụng để đảm bảo hoạt động ổn định của dây chuyền sản xuất.

Còn đối với các ngành thực phẩm thì đây thực sự là lĩnh vực không cần sử dụng lưu lượng khí nén liên tục mà cần dùng nhiều áp lực từ máy nén. Việc sử dụng khí nén hiệu quả trong ngành này sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong việc sản xuất. Vì thế, người dùng có thể lựa chọn máy có công suất nhỏ hoặc bằng với công suất thực tế.

Bên cạnh việc cân nhắc lựa chọn công suất phù hợp thì người dùng cũng cần cân nhắc tới lưu lượng khí. Bởi đây là thông số quan trọng, nó phản ánh chính xác về số lượng khí nén được cung cấp cho các thiết bị máy móc. 

Nếu dụng cụ khí nén càng nhiều thì lưu lượng khí nén càng cao. Thông thường người ta thường chọn máy có lưu lượng khí nén lớn hơn 20 - 25% so với lưu lượng thực tế cần sử dụng.

công thức tính công suất máy nén khí

Ngoài công suất thì áp suất và lưu lượng khí nén cũng là thông số người dùng cần quan tâm

Áp suất làm việc của máy cũng là thông số vô cùng quan trọng khi lựa chọn máy. Thông số này thường được biểu thị bằng đơn vị tính bar. Hiện các máy nén khí được sử dụng tại Việt Nam thường sử dụng mức áp suất trong dải 7 - 10bar. Còn những hệ thống khí nén cần áp cao thì buộc phải sử dụng các loại máy nén khí cao áp để đáp ứng yêu cầu.

Tóm lại, để lựa chọn được máy nén khí phù hợp ngoài công suất máy thì người dùng cần quan tâm tới 2 thông số khác là áp suất và lưu lượng làm việc của thiết bị. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần quan tâm tới nhiệt độ môi trường, điện áp cấp cho máy, kích thước đường ống ra,... của thiết bị nhằm đảm bảo máy nén hơi đáp ứng được tối đa nhu cầu.

>>> Xem thêm: Máy nén khí Ingersoll Rand | Giá rẻ, chất lượng cao, KM lớn

Công thức tính công suất máy nén khí

Để tính toán và đưa ra giá trí công suất máy nén khí chính xác thì người dùng cần làm theo các bước sau:

Tính tổng công suất tiêu thụ khí của các thiết bị sử dụng khí nén trong hệ thống. Nguồn lưu lượng khí của từng thiết bị thường sẽ được ghi ở trên thân các thiết bị sử dụng. Điều này sẽ tương tự với công suất tiêu thụ của các thiết bị điện.

  • Bước 1: Tính tổng công suất của hệ thống khí nén (m3/min) = công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị 1 + công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị 2+ …+ công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị n.
  • Bước 2: Sau khi ra kết quả tổng thì hãy nhân với 1.2 hệ số tổn thất của đường ống.
  • Bước 3: Sau khi ra kết quả nhân thì cần nhân với thời gian mà các thiết bị hoạt động (đơn vị tính theo giờ). Chẳng hạn nếu thiết bị chạy trong khoảng 30 phút thì hệ số thời gian là 0.5 giờ.  

Công thức tính lưu lượng máy nén khí là:

Lưu lượng máy nén khí = công suất x 1.2 x hệ số thời gian

Khi tính được lưu lượng khí nén cần dùng trong hệ thống thì bạn sẽ lựa chọn được công suất máy nén hơi sao cho phù hợp nhất thông qua các thông số kỹ thuật ghi trên máy.

Hướng dẫn cách quy đổi công suất máy nén khí

Công suất máy nén khí là đại lượng đặc trưng cơ bản cho công suất tiêu hao khi truyền và nén khí. Và nó được xác định rõ hơn thông qua công suất đỉnh điểm và công suất định mức. Công suất đỉnh điểm là loại công suất tối đa mà động cơ có thể sản xuất và có thể gấp 7 lần công suất định mức.

Công suất máy nén khí được đại diện bởi 2 đơn vị đo chủ yếu là Kw và Hp. Giữa 2 đại lượng này có sự chuyển đổi như sau:

  • 1 Hp=0.746 Kw ~ 0.75 Kw
  • 1 Kw = 1.36 Hp

Chẳng hạn như máy có công suất 30HP thì có nghĩa là máy đó có công suất là 22Kw. Lưu ý, việc quy đổi này sẽ không phục thuộc vào việc máy đó mới hay cũ.

cách quy đổi công suất máy nén khí

Cách quy đổi và tính công suất máy nén khí

Những yếu tố ảnh hưởng tới công suất máy nén khí

Dưới đây là những yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công suất máy nén khí:

Rò rỉ khí nén

Đây là hiện tượng khí nén rò rỉ ra khỏi bình khí hoặc đường ống dẫn khí. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công suất máy nén khí.  

Nguyên nhân của hiện tượng này là do hệ thống máy nén khí, đường dẫn khí và chi tiết của hệ thống máy nén bị hỏng mà chúng ta không phát hiện kịp thời để sửa chữa và khắc phục.

Nếu hệ thống bị rò rỉ khí nén thì điều này có thể làm giảm ⅓ công suất máy nén hơi mà bạn chọn. Hơn thế, việc rò rỉ khí nén còn gây ra vấn đề giảm áp trong toàn hệ thống. Vì thế mà hệ thống máy móc sử dụng khí nén cũng bị ảnh hưởng và các chi tiết bên trong máy nén cũng hỏng bởi phải hoạt động quá công suất.

yếu tố ảnh hưởng tới công suất máy nén khí

Có rất nhiều yếu tố tác động tới công suất của máy nén khi

Sử dụng máy nén khí không đủ nguồn lưu lượng khí nén

Việc sử dụng quá nhiều thiết bị sử dụng khí nén trong hệ thống mà  bạn lại chọn loại máy nén không đáp ứng đủ nguồn lưu lượng khí nén cho hệ thống đó. Điều này cũng làm máy hoạt động liên tục và hết công suất. Nếu để tình trạng này trong một thời gian dài sẽ giảm tuổi thọ của máy.

Sử dụng máy nén khí quá cũ

Công suất của máy nén hơi cũ không thể được như những dòng máy nén mới. Vì thế, nó không thể đáp ứng được nhu cầu khí nén của toàn bộ hệ thống. 

Trong trường hợp này cần phải điều chỉnh áp suất khí nén để đáp ứng nhu cầu sử dụng khí nén. Còn nếu máy quá cũ thì nên tính đến phương án thay sản phẩm mới.

Hy vọng với những thông tin mà Điện máy Hoàng Liên chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách quy đổi công suất máy nén khí để có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm các dòng máy nén khí chính hãng, chất lượng, vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua Hotline 0989.937.282 - 0987.779.682 - 0964.593.282 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời, miễn phí.

Hỏi Đáp

Tin tức máy nén khí

Tin tức máy nén khí

Xem tất cả »
Top 3 máy nén khí Pegasus 120L chính hãng giá tốt nhất 2024

Top 3 máy nén khí Pegasus 120L chính hãng giá tốt nhất 2024

Máy nén khí Pegasus 70L chính hãng | Giá từ 5 triệu đồng

Máy nén khí Pegasus 70L chính hãng | Giá từ 5 triệu đồng

Máy nén khí Puma 3HP - Top 4 model giá tốt nhất 2024

Máy nén khí Puma 3HP - Top 4 model giá tốt nhất 2024

Máy nén khí Puma 2HP chính hãng | Giá tốt chỉ từ 14tr

Máy nén khí Puma 2HP chính hãng | Giá tốt chỉ từ 14tr

#4 thương hiệu máy nén khí nha khoa chuyên dụng, giá bán

#4 thương hiệu máy nén khí nha khoa chuyên dụng, giá bán

Piston khí nén - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động & phân loại

Piston khí nén - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động & phân loại

Top 3 máy nén khí mini phun sơn giá rẻ, sử dụng nhiều nhất

Top 3 máy nén khí mini phun sơn giá rẻ, sử dụng nhiều nhất

Cách sửa máy nén khí Piston 10 phút tại nhà như chuyên gia

Cách sửa máy nén khí Piston 10 phút tại nhà như chuyên gia

27 lỗi của máy nén khí trục vít - Nguyên nhân và cách sửa

27 lỗi của máy nén khí trục vít - Nguyên nhân và cách sửa