Bảng tra tiêu chuẩn bu lông đai ốc chính xác mới nhất 2024

6435 lượt xem 2

Bu lông đai ốc là linh kiện không thể thiếu trong các ngành nghề liên quan đến xây dựng, sửa chữa, lắp ráp. Để sử dụng linh kiện này một cách hiệu quả nhất, người dùng phải am hiểu các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn bảng tra cứu bu lông đai ốc tiêu chuẩn mới nhất năm 2024.

💠Các loại tiêu chuẩn bu lông

Tiêu chuẩn bu lông được biết đến là bộ quy định chung trong sản xuất bu lông, đai ốc với mục đích cho ra các thành phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và hiệu quả sử dụng.

Mỗi loại bu lông, đai ốc được sử dụng trong từng ngành nghề, lĩnh vực đều phải được đảm bảo về chất lượng, cấp độ bền hay khả năng chịu lực. Vì vậy các bộ tiêu chuẩn bu lông lần lượt được ra đời với vai trò giúp người dùng đánh giá mức độ bền bỉ của các loại bu lông, ốc vít.

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý độc giả một số tiêu chuẩn bu lông được sử dụng phổ biến trên thế giới:

Tiêu chuẩn bu lông TCVN (Việt Nam)

Tiêu chuẩn bu lông TCVN hay còn gọi là bu lông tiêu chuẩn Việt Nam là bộ quy định về những tiêu chuẩn mà bu lông, đai ốc cần đạt được do Việt Nam phát hành. Hiện nay tiêu chuẩn bu lông đai ốc TCVN được xét theo văn bản TCVN 1916:1995 Bu lông, vít, vít cấy và đai ốc - Yêu cầu kỹ thuật.

Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn bu lông TCVN là gì? Bảng tiêu chuẩn bu lông TCVN được áp dụng cho các chủng loại bu lông, ốc vít, vít cấy và đai ốc có ren hệ mét theo TCVN 2248 - 77 với đường kính ren từ 1mm đến 48mm.

Tiêu chuẩn bu lông Việt Nam được áp dụng cho nhiều loại bu lông khác nhau

Tiêu chuẩn bu lông Việt Nam được áp dụng cho nhiều loại bu lông khác nhau

Dựa vào Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về bu lông, đai ốc (gồm con tán, ốc vít), mác thép được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất bu lông, ốc vít phải đáp ứng cả 4 yêu cầu chính sau đây:

  • Các loại thép C10, C15, C20 tuy độ bền không cao nhưng dễ hàn, rèn và dập nên sẽ được dùng để chế tạo các loại bu lông đai ốc có khả năng chịu lực nhỏ, tuy nhiên cần phải qua thấm than.
  • Thép thấm than có lượng cacbon thấp từ 0.1 – 0.25% sẽ được dùng để chế tạo các chi tiết vừa chịu được tải trọng tĩnh lẫn va đập, chịu được sự mài mòn ở trên bề mặt.
  • Thép bám chặt là loại thép có khả năng làm kín các mối nối, mặt bích tốt nên được dùng làm bu lông trong các chi tiết bịt nồi hơi, tua bin và những nơi thường xuyên phải chịu nhiệt độ cao.
  • Thép không gỉ là loại có khả năng chống oxi hóa tốt nên được ứng dụng để chế tạo các loại bu lông lục giác thường, bu lông móng, bu lông đầu tròn, ...

Tiêu chuẩn bu lông DIN (Đức)

Tiêu chuẩn DIN là bảng tiêu chuẩn bu lông đai ốc do Đức phát hành. DIN viết tắt của cụm từ “Deutsches Institut für Normung e.V.” là bộ tiêu chuẩn hóa của Viện tiêu chuẩn Đức.

Đến nay bộ tiêu chuẩn DIN đã đạt tới hơn 12.000 tiêu chuẩn khác nhau. Tiêu chuẩn bu lông DIN là tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất trong sản xuất bu lông, đai ốc của nhiều lĩnh vực như xây dựng, giao thông, công nghệ lắp ráp, đóng gói,...

Bộ tiêu chuẩn DIN được chia thành các tiêu chuẩn cụ thể dành riêng cho từng loại bu lông đai ốc như sau:

  • Tiêu chuẩn bu lông DIN 933 – Bu lông liên kết ren suốt
  • Tiêu chuẩn bu lông DIN 931 – Tiêu chuẩn dành cho bu lông liên kết ren lửng
  • DIN 912 – Tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm
  • DIN 934 – Tiêu chuẩn DIN cho đai ốc
  • DIN 125 – Tiêu chuẩn dành cho đệm phẳng
  • DIN 127 – Tiêu chuẩn áp dụng cho đệm vênh
  • DIN 975 – Thanh ren
  • DIN 580 – Tiêu chuẩn bu lông mắt (móc cẩu)
  • DIN 6334 – Ecu nối
  • DIN 603 – Bu lông đầu tròn cổ vuông
  • DIN 1587 – Ecu mũ
  • DIN 6923 – Đai ốc chống xoay
  • DIN 965 – Bu lông đầu bằng
  • DIN 7991 – Bu lông lục giác chìm đầu bằng
  • DIN 7380 – Bu lông lục giác chìm đầu chỏm cầu
  • DIN 985 – Ecu khóa
  • DIN 7985 – Vít pake đầu tròn
  • DIN 315 – Ecu tai hồng

Nếu bạn muốn tra cứu kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu trụ, hãy tham khảo bảng tra kích thước bu lông tiêu chuẩn theo DIN 912. Sau khi tra cứu được kích thước bu lông tiêu chuẩn bạn chỉ cần lựa chọn đầu tuýp phù hợp lắp vào máy bắn bu lông để thực hiện siết, mở hoặc ghim bu lông vào đúng vị trí.

Tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu trụ DIN 912

Tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu trụ DIN 912

Tiêu chuẩn bu lông GOST (Nga)

Tiêu chuẩn bu lông GOST là tiêu chuẩn do Nga ban hành dành cho các loại bu lông, ốc vít được sản xuất, bán hoặc nhập khẩu vào thị trường Nga.

Một số loại bu lông, đai ốc được sản xuất theo tiêu chuẩn GOST của Nga thì phải đáp ứng được 3 yêu cầu quan trọng về mác thép sau đây:

  • Mác thép cacbon thông dụng phải đạt theo tiêu chuẩn GOST 380-88.
  • Thép cacbon chất lượng phải đạt theo tiêu chuẩn GOST 1050.
  • Mác thép kết cấu hợp kim.

Tiêu chuẩn bu lông GB (Trung Quốc)

Tiêu chuẩn bu lông GB là bộ tiêu chuẩn của Trung Quốc, được ban hành bởi cơ quan Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) và Ủy ban Quốc gia Trung Quốc về ISO và IEC.

Điểm đặc biệt khi áp dụng tiêu chuẩn GB vào sản xuất bu lông đó là bộ tiêu chuẩn này được chia thành 3 loại tiêu chuẩn:

  • Tiêu chuẩn bắt buộc: Là những tiêu chuẩn được thực hiện bởi mã tiền tố GB.
  • Tiêu chuẩn được đề xuất: Là những tiêu chuẩn không bắt buộc. Tiêu chuẩn này quốc gia có thể tự nguyện áp dụng, được thực hiện bởi mã tiền tố GB/T.
  • Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quốc gia GB/Z.

Dựa vào bảng tra bu lông tiêu chuẩn GB của Trung Quốc, mác thép dùng để sản xuất bu lông, đai ốc phải đảm bảo được các yêu cầu dành riêng cho từng loại như sau:

  • Mác thép có kết cấu cacbon thông dụng phải đáp ứng theo tiêu chuẩn GB 700-88.
  • Mác thép cacbon chất lượng phải đáp ứng được tiêu chuẩn GB 699-88.
  • Mác thép hợp kim thấp, có độ bền cao đáp ứng tiêu chuẩn GB/T 1591-94.
  • Mác thép kết cấu hợp kim thấp đáp ứng theo tiêu chuẩn GB 1591-88.

Tiêu chuẩn bu lông BSW (Anh)

Tiêu chuẩn bu lông BSW được áp dụng sử dụng cho các bước ren trên dòng ống thép. Theo đó, các ren trục vít được quy định góc ren là 55 độ với 2 chân vít cùng bán kính ở cả gốc và đỉnh của ốc vít. Độ sâu sợi là 0.640327p và bán kính 0.137329 p (p là độ cao). Độ dốc của đường chỉ tăng theo đường kính theo các bước đã được chỉ định trên biểu đồ.

Ngoài 5 bộ tiêu chuẩn bu lông trên đây còn có một số tiêu chuẩn bu lông của các quốc gia khác như tiêu chuẩn bu lông JIS (Nhật Bản), tiêu chuẩn bu lông ASTM, tiêu chuẩn bu lông KS, tiêu chuẩn ISO,... cũng được áp dụng trong quá trình sản xuất một số loại bu lông nhất định.

💠Bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn

Trước khi tra cứu bảng bu lông tiêu chuẩn bạn cần nắm được những ký hiệu quan trọng về thông số kỹ thuật sau đây:

M: Là đường kính vòng ngoài của ren (mm).

D: Là đường kính của bulong (mm).

P: Bước ren của bu lông.

K: Chiều cao mũ bu lông.

S: Chiều rộng giác bu lông.

L: Chiều dài phần thân bu lông (mm).

dk: Đường kính bu lông.

B: Chiều dài của bước ren.

Sau đây là một số bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn bạn nên biết:

Bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn

Bảng tiêu chuẩn sản xuất bu lông, đai ốc phổ biến

Bảng tiêu chuẩn sản xuất bu lông, đai ốc phổ biến

>>> Xem thêm:

Bảng tra cứu kích thước bu lông, đai ốc theo tiêu chuẩn DIN

Tiêu chuẩn DIN 931

Bảng tra cứu bu lông theo tiêu chuẩn DIN 931

Bảng tra cứu bu lông theo tiêu chuẩn DIN 931

Tiêu chuẩn DIN 933

Bảng tra cứu kích thước bu lông theo tiêu chuẩn DIN 933

Bảng tra cứu kích thước bu lông theo tiêu chuẩn DIN 933

Tiêu chuẩn DIN 7380

Bảng tra cứu kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu cầu

Bảng tra cứu kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu cầu

Tiêu chuẩn DIN 7991

Bảng tra cứu kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu bằng

Bảng tra cứu kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu bằng

Bảng tra khối lượng bu lông tiêu chuẩn

Bảng tra khối lượng bu lông tiêu chuẩn chính xác nhất

Bảng tra khối lượng bu lông tiêu chuẩn chính xác nhất

Bảng tiêu chuẩn bu lông neo

Bảng tra cứu tiêu chuẩn bu lông neo mới nhất

Bảng tra cứu tiêu chuẩn bu lông neo mới nhất

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các tiêu chuẩn bu lông đai ốc của các quốc gia được sử dụng phổ biến nhất. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm vững các tiêu chuẩn bu lông chính xác. Từ đó có thể tra cứu, tính toán và áp dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề mà mình đang làm một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Hỏi Đáp

Tin tức máy siết bu lông

Tin tức máy siết bu lông

Xem tất cả »
Review 4 model máy siết bu lông Ingco bền - Tốt - Bán chạy

Review 4 model máy siết bu lông Ingco bền - Tốt - Bán chạy

Top 4 Máy bắn bu lông Total giá tốt ✔️ Bán chạy nhất

Top 4 Máy bắn bu lông Total giá tốt ✔️ Bán chạy nhất

Review #5 model súng bắn bu lông DCA ưa chuộng nhất

Review #5 model súng bắn bu lông DCA ưa chuộng nhất

Có nên đầu tư máy bắn bu lông pin Trung Quốc? 4 model nổi bật

Có nên đầu tư máy bắn bu lông pin Trung Quốc? 4 model nổi bật

Súng bắn ốc bằng hơi, pin, điện cũ: Nên mua hay Không nên?

Súng bắn ốc bằng hơi, pin, điện cũ: Nên mua hay Không nên?

Hướng dẫn cách sửa chữa súng bắn ốc tại nhà【chỉ 10 phút】

Hướng dẫn cách sửa chữa súng bắn ốc tại nhà【chỉ 10 phút】

Máy bắn bu lông Dekton giá tốt - đáng mua nhất [Top 4]

Máy bắn bu lông Dekton giá tốt - đáng mua nhất [Top 4]

Bảng tra lực siết bu lông, cách đo lực siết ốc chuẩn số #1

Bảng tra lực siết bu lông, cách đo lực siết ốc chuẩn số #1

Máy siết bu lông Hitachi | 4 model bán chạy nhất 2024

Máy siết bu lông Hitachi | 4 model bán chạy nhất 2024