[HƯỚNG DẪN] Tự chế máy phát điện gió bằng motor đơn giản
Máy phát điện gió là thiết bị hữu ích mà nhiều người muốn tìm hiểu. Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu máy phát điện gió là gì cùng cấu tạo và hoạt động của nó. Hôm nay Điện máy Hoàng Liên sẽ tiếp tục cùng các bạn khám phá cách tự chế máy phát điện gió bằng motor tại nhà đơn giản, tiết kiệm nhất. Hãy chú ý theo dõi nhé.
Nội dung chính [ Ẩn ]
1. So sánh mức giá khi tự chế và mua sẵn máy phát điện gió
Tự làm máy phát điện gió mini
Một chiếc máy phát điện gió có công suất 300W sẽ rơi vào khoảng 8 triệu đồng. Nếu các bạn mua linh kiện theo bộ về lắp đặt cũng sẽ từ 4 đến 5 triệu đồng. Giá máy phát điện thông thường công suất nhỏ cũng từ vài triệu đồng. Vậy so với chi phí tự làm máy phát điện gió mini thì thế nào? Một chiếc máy phát điện gió mini tự chế sẽ được làm từ những bộ phận sau:
- Motor phát điện gió: Khoảng 800 nghìn đồng.
- Ống nhựa PVC: Khoảng 100 nghìn đồng.
- Bánh răng: Khoảng 120 nghìn đồng.
- Ròng rọc kéo: Khoảng 50 nghìn đồng.
- Ắc quy: Khoảng 600 nghìn đồng.
- Bộ biến tần: Khoảng 50 nghìn đồng.
- Cọc gỗ, cáp nguồn có thể tận dụng vật liệu sẵn có.
Có thể thấy tổng chi phí chỉ rơi vào chưa đến 2 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với mua máy phát điện gió lắp đặt sẵn hoặc mua bộ lắp máy phát điện gió có sẵn trên thị trường. Vậy thì ngay bây giờ hãy bắt tay thực hiện cách làm máy phát điện bằng sức gió mini theo hướng dẫn sau đây nhé.
2. Cách làm máy phát điện gió bằng motor đơn giản
Để có thể tự chế máy phát điện gió bằng motor, quý vị độc giả hãy chuẩn bị vật liệu và làm theo các bước sau:
Các vật liệu chuẩn bị để tự chế máy phát điện gió bằng motor
Để có thể tự chế máy phát điện gió bằng motor chúng ta cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau:
Nguyên vật liệu tự chế máy phát điện gió bằng motor
- Motor phát điện gió.
- Một bộ cánh quạt có chức năng xử lý hướng gió. Bộ phận này có thể tự chế từ ống nhựa PVC.
Ống nhựa PVC làm cánh quạt
- Trụ đỡ: Bộ phận này phải được làm bằng kim loại có khả năng chịu lực cao. Tốt nhất là chúng ta sử dụng ống inox giúp hạn chế sự rung lắc trong quá trình sử dụng.
- Hệ thống dây điện kết nối máy phát điện đến các thiết bị sử dụng điện.
- Ngoài ra còn một số linh kiện khác như: Bánh răng, ròng rọc, ắc quy, bộ biến tần…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu trên chúng ta tiến hành làm theo các bước sau.
Hướng dẫn các bước tự chế máy phát điện gió bằng motor
Cách làm máy phát điện bằng sức gió mini thực ra không quá khó, người dùng chỉ cần thực hiện đúng theo những bước dưới đây là đã có thể thành công.
Bước 1: Chế tạo cánh quạt gió
Ống nhựa PVC được cắt hình cánh quạt gió
Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết thì chúng ta sẽ tiến hành làm cánh quạt gió bằng chiếc ống nhựa PVC. Ống nhựa này quý độc giả có thể dễ dàng mua ở nhiều cửa hàng điện nước. Để tự chế máy phát điện gió, chúng ta sử dụng ống nhựa có đường kính khoảng 10cm và chiều dài 60cm để tạo ra 4 cánh quạt có kích thước bằng nhau, hình dáng như ảnh mô tả.
Bước 2: Thiết kế bộ phận gắn cánh quạt và động cơ
Sau khi đã chế tạo thành công quạt gió bằng ống nhựa, bước tiếp theo chúng ta sẽ tạo một bộ phận ở trung tâm để cố định các cánh quạt. Các bạn có thể sử dụng bánh răng hoặc ròng rọc để cố định cho cánh quạt. Lưu ý, bộ phận này cần phải vừa với trục của động cơ.
Bộ phận cố định cánh quạt
Tiếp tục lắp cánh quạt vào và cố định chúng bằng ốc vít.
Lắp cánh quạt
Bước 3: Chế bộ định hướng gió cho máy phát điện
Để làm được bộ phận này, chúng ta phải sử dụng một thanh gỗ có chiều dài khoảng 70cm. Đầu của thanh gỗ này gắn với motor phát điện gió, đầu kia gắn với tấm nhôm cứng có độ dài khoảng 30cm và rộng khoảng 24cm. Nên điều chỉnh linh hoạt để các bộ phận được khớp với nhau.
Bộ định hướng gió cho máy phát điện
Bước 4: Làm hệ thống điều khiển điện tử
Hệ thống điều khiển điện tử của máy phát điện gió
Nếu bạn có hiểu biết về điện tử thì có thể tự sáng tạo cho mình bảng điều khiển này. Với những ai không thành thạo thì nên mua một hệ thống điều khiển tại các cửa hàng chuyên kinh doanh linh kiện điện tử. Sau đó chúng ta chỉ cần ráp vào máy phát điện gió tự chế nữa là hoàn thành.
Bước 5: Dựng tháp máy phát điện gió
Hoàn thành dựng tháp máy phát điện
Sau khi lắp ráp các bộ phận thành công, chúng ta tiến hành dựng chân tháp xuống đất và cố định. Sử dụng dây điện để kết nối máy phát điện gió với các thiết bị điện. Việc còn lại chỉ cần chờ đến khi có gió cho quạt quay là đã có điện để sử dụng.
Xem thêm |
Vậy là vừa rồi Điện máy Hoàng Liên đã hướng dẫn các bạn cách tự chế máy phát điện gió bằng motor đơn giản, ai cũng có thể làm ngay tại nhà. Chúc quý vị độc giả thực hiện thành công. Nếu muốn biết thêm thông tin về các loại máy phát điện gia đình, các bạn hãy liên hệ với Điện máy Hoàng Liên theo hotline 0989.937.282 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá mới nhất.
Hỏi Đáp