Rác thải là gì? Phân lại, nguồn gốc và cách xử lý rác thải hiệu quả

50892 lượt xem 0

Rác thải đe dọa trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Vậy rác thải là gì? Rác thải chia làm mấy loại? Nguồn gốc rác thải đến từ đâu và cách xử lý chúng như thế nào? Hãy cùng Hoàng Liên khám phá thông tin tổng quan trong bài viết này nhé.

Rác thải là gì? Các khái niệm khác

Rác thải là các sản phẩm, vật dụng hết hạn sử dụng, bị hỏng hoặc không còn giá trị đối với con người. Hiểu đơn giản hơn, rác thải là những thứ mà chúng ta vứt đi hàng ngày.

rác thải là gì

Rác thải là thách thức chung của toàn nhân loại

Số lượng rác thải ra ngoài môi trường ngày nay gia tăng nhanh chóng, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Bởi vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của rác thải.

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa là loại rác được tạo ra từ các sản phẩm làm bằng nhựa không còn giá trị sử dụng. Ví dụ như túi nilon, màng bọc thực phẩm, đồ dùng nhựa (nĩa, dao, ống hút,..), hộp đựng thực phẩm, đồ chơi, chai lọ nhựa,...

Rác thải nhựa rất khó phân hủy, có thể tồn tại hàng trăm năm và gây ra nhiều hệ lụy đến hệ sinh thái.

rác thải nhựa là gì

Khái niệm về rác thải nhựa

Rác thải điện tử là gì?

Rác điện tử là các sản phẩm điện tử bị hỏng, không còn giá trị bị vứt ra ngoài môi trường. Rác điện tử thuộc nhóm rác vô cơ vì phần lớn các thành phần của chúng không thể phân hủy tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng thuộc nhóm rác thải nguy hại vì chứa nhiều chất độc hại như cadmium, thủy ngân, chì, kim loại nặng,...

Một số loại rác thải điện tử phổ biến là tivi, máy lạnh, máy tính, pin,...

rác thải

Rác thải điện tử

Phân loại rác thải

Có mấy loại rác thải? Có nhiều loại rác thải khác nhau nhưng được chia thành 4 nhóm chính theo tính chất là rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế và rác nguy hại. Chi tiết về đặc điểm của từng loại như sau:

Rác thải hữu cơ là gì?

Rác hữu cơ là gì? Là loại rác có khả năng phân hủy tự nhiên, có thể tái tạo thành phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu môi trường phân hủy rác hữu cơ không đảm bảo điều kiện sẽ tạo ra chất, khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Rác thải hữu cơ có nguồn gốc từ động, thực vật hoặc các sản phẩm sinh học. Gồm có:

  • Củ quả, trái cây thối, hỏng
  • Thịt, cá, cơm thừa,...
  • Cỏ, lá cây,...
  • Các sản phẩm có nguồn gốc sinh học như giấy bìa, rơm, bã mía, bông, ống hút làm bằng bã mía,...
  • Phân động vật,...

rác hữu cơ

Các loại rác hữu cơ

Rác thải vô cơ là gì?

Rác thải vô cơ là loại rác không có khả năng phân hủy, phân giải trong tự nhiên mà cần có cách xử lý đặc biệt hơn. Ví dụ như tái chế, nung chảy ở nhiệt độ cao, chôn lấp trong các bãi rác vô cơ,...

Ví dụ về rác vô cơ là:

  • Bê tông, các loại gạch, đá
  • Đồ thủy tinh như chai, lọ, gương, bình đựng thủy tinh, cửa sổ, cốc, ly,...
  • Đồ gốm sứ như chén, tô, đĩa, lọ hoa,..
  • Các vật dụng làm bằng kim loại như sắt, thép, nhôm, đồng, thiếc, chì, kẽm,..

rác thải sinh hoạt là gì

Một số loại rác vô cơ trong đời sống

Rác thải tái chế là gì?

Rác tái chế là gì? Là loại rác có khả năng tái sử dụng sau khi xử lý. Việc tái chế giúp giảm bớt lượng rác thải xả ra ngoài môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các tài nguyên không có khả năng tái tạo.

Các loại rác thải có khả năng tái chế là chai nhựa, hộp giấy, sách, báo, bình đựng thủy tinh, các vật dụng kim loại,...

các loại rác thải sinh hoạt

Một số ý tưởng tái chế từ rác thải nhựa

Rác thải nguy hại là gì?

Rác thải nguy hại là rác chứa các chất độc hại, gây nguy hiểm cho con người và môi trường sống. Loại rác thải này có đặc điểm là dễ gây cháy nổ, dễ lây nhiễm, tăng nguy cơ ngộ độc, gây ăn mòn,...

Một số loại rác thải nguy hiểm là pin, bình acquy, chất thải từ các nhà máy hóa chất, chất thải y tế,...

Rác thải nguy hại

Rác thải nguy hại

Nguồn gốc sinh ra rác thải là gì?

Rác thải đến từ nhiều nguồn khác nhau trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Gồm các nhóm chính sau:

Rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt là gì? Đây là loại rác phát sinh từ các hoạt động sống, sinh hoạt đời thường của con người tại các khu dân cư, trường học,...

Các loại rác thải sinh hoạt gồm có:

  • Rác hữu cơ như đồ ăn thừa,...
  • Rác vô cơ như đồ nhựa, chai lọ, túi nilon,...
  • Rác điện tử như các thiết bị, đồ gia dụng điện bị hỏng,...

Rác thải công nghiệp

Rác thải công nghiệp là gì? Loại rác này phát sinh từ hoạt động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,... Rác thải công nghiệp tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của một quốc gia.

Có nhiều cách phân loại rác thải công nghiệp khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là cách phân loại theo mức độ nguy hiểm, gồm có:

  • Rác thải nguy hại: Chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất, chất dễ gây cháy nổ,... Ví dụ như thuốc trừ sâu, dung dịch tẩy rửa công nghiệp, dầu thải, đồ điện tử, chất phóng xạ,... Loại rác thải công nghiệp này cần được xử lý theo quy trình đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, con người.
  • Rác thải không nguy hại: Bao gồm các loại rác thải không chứa hoặc chứa ít chất độc hại. Chúng không gây nguy hiểm lớn cho môi trường nếu được xử lý đúng cách. Ví dụ như rác thải nhựa, bìa carton, kim loại, vật liệu xây dựng,...

rác thải công nghiệp là gì

Nguồn gốc của rác thải

Rác thải xây dựng

Rác thải xây dựng là gì? Là các loại phế thải, vật liệu dư thừa đến từ hoạt động xây dựng, phá dỡ công trình của con người. Rác thải xây dựng rất đa dạng, gồm có xi măng, gạch, sắt thép, gỗ, nhựa và nhiều vật liệu khác.

Rác thải nông nghiệp

Rác thải nông nghiệp đến từ hoạt động sản xuất, canh tác và chăn nuôi của con người. Chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau và chia thành 2 nhóm chính là:

  • Rác hữu cơ: Phân chuồng, cây cỏ, chế phẩm thực vật (bã mía, vỏ trấu,...),...
  • Rác vô cơ: Bao bì phân bón/ thức ăn chăn nuôi, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật,....

Rác thải y tế

Rác thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh như phòng khám, bệnh viện. Bao gồm 2 loại chính sau:

  • Rác thải nguy hại: Kim tiêm, thuốc thừa, hóa chất dùng trong y tế,...
  • Rác thải thông thường: Bao bì thuốc, băng gạc, bông,...

Rác thải thương mại - dịch vụ

Loại rác này đến từ hoạt động kinh doanh, buôn bán của con người. Ví dụ như giấy, bao bì đựng thực phẩm, rác thải nhựa,...

Rác thải có ảnh hưởng đến môi trường và con người như thế nào?

Rác thải nói chung gây ra nhiều hệ lụy đối với con người, môi trường sống và cả nền kinh tế. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường

Rác thải và vệ sinh môi trường là hai khía cạnh không thể tách rời. Rác thải được xử lý hiệu quả thì môi trường sống mới đảm bảo, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Ngược lại, rác thải không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách thì môi trường sẽ là nạn nhân đầu tiên, phải hứng chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, giảm chất lượng không khí.
  • Hủy hoại hệ sinh thái, làm suy giảm sự đa dạng sinh học. Nhiều loài động vật, thực vật và sinh vật dưới nước không có môi trường sống vì bị rác thải “xâm chiếm”.
  • Gây nên hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, nhiệt độ tăng cao,...

rác thải và vệ sinh môi trường

Đất, nước bị ô nhiễm do rác thải

Ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe, đời sống của con người

Nạn nhân tiếp theo của rác thải chính là con người. Các tác hại của rác thải đối với sức khỏe là:

  • Nguồn nước bị ô nhiễm do rác thải tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người nếu sử dụng như bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, ung thư, tổn thương hệ thần kinh, rối loạn nội tiết, suy giảm hệ miễn dịch,...
  • Đốt rác không đúng quy trình sản sinh nhiều khí độc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,...

ảnh hưởng của rác thải đến môi trường

Rác thải làm tăng nguy cơ bệnh tật cho con người

Ảnh hưởng của rác thải đến kinh tế - xã hội

Rác thải cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế và xã hội, đó là:

  • Chi phí xử lý rác thải tương đối lớn, nhất là rác thải nguy hại; gia tăng áp lực tài chính lên nhiều quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển.
  • Rác thải không được xử lý cẩn thận làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến ngành du lịch và kinh doanh dịch vụ giải trí, gián tiếp tác động đến nền kinh tế.

Cách xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Muốn biết rác thải được xử lý như thế nào cho đúng và hiệu quả, bạn hãy tham khảo các biện pháp dưới đây:

Phân loại rác thải tại nguồn

Việc phân loại rác tại nguồn giúp tăng cường khả năng tái chế rác. Đồng thời giảm bớt gánh nặng, chi phí cho các công đoạn xử lý tiếp theo.

các loại rác thải sinh hoạt

Thùng rác phân loại

Tái chế, tái sử dụng

Biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác xả ra môi trường mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên nhiên. Các vật liệu có thể tái chế là thủy tinh, kim loại, giấy,... Một số vật dụng như chai lọ, quần áo cũ, bao bì, túi nilon,... có thể tái sử dụng cho các mục đích khác để giảm bớt áp lực lên môi trường.

Ủ phân hữu cơ

Thay vì vứt bỏ, chúng ta có thể biến rác hữu cơ thành nguồn tài nguyên quý giá bằng cách ủ phân hữu cơ. Phương pháp này không chỉ hạn chế ô nhiễm môi trường mà còn cung cấp nguồn phân bón chất lượng cho nông nghiệp, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí.

rác thải được xử lý như thế nào

Ủ phân từ rác hữu cơ

Đốt rác

Đây là biện pháp xử lý rác thải được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, quá trình đốt rác cần được kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu khí thải độc hại gây ô nhiễm không khí và hiệu ứng nhà kính.

Chôn lấp

Chôn lấp là biện pháp phổ biến, nhất là tại các khu vực không có điều kiện tái chế hoặc đốt rác. Tuy nhiên, các bãi chôn rác cần được quy hoạch đúng tiêu chuẩn, xây dựng xa khu dân cư nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người dân, hạn chế mùi hôi và nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, đất.

Thiết lập các biện pháp thu gom rác hiệu quả

Bố trí, sắp xếp thùng đựng rác tại các vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận. Đồng thời sử dụng các thiết bị hiện đại như máy quét rác để tăng cường hiệu quả thu gom rác, nhất là tại các khu đô thị lớn. Ngoài ra, cần có kế hoạch vận chuyển và xử lý rác sau thu gom phù hợp.

cách xử lý rác thải

Xe quét rác ngồi lái dùng để thu gom rác trên các tuyến đường phố, khu đô thị, khu công nghiệp

Nâng cao, giáo dục cộng đồng

Tuyên truyền, giáo dục người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải. Hướng dẫn họ cách phân loại rác thải; khuyến khích tái chế, tái sử dụng đồ cũ, ưu tiên dùng các sản phẩm bền vững thay vì sản phẩm dùng một lần để giảm bớt rác thải.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về rác thải là gì cũng như các thông tin liên quan. Việc phân loại, thu gom và xử lý rác đúng cách là điều cấp thiết để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cùng chung tay thực hiện các hành động nhỏ, góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp hơn.

Hỏi Đáp

Tin tức xe quét rác

Tin tức xe quét rác

Xem tất cả »
Rác không tái chế gồm những loại nào? Cách xử lý

Rác không tái chế gồm những loại nào? Cách xử lý

Rác tái chế là gì? Bạn có biết rác thải có thể

Rác tái chế là gì? Bạn có biết rác thải có thể "tái sinh"?

Rác thải điện tử là gì? Tác hại khôn lường và giải pháp xử lý

Rác thải điện tử là gì? Tác hại khôn lường và giải pháp xử lý

Rác hữu cơ là gì? Cách xử lý rác thải hữu cơ hiệu quả, chuẩn xác

Rác hữu cơ là gì? Cách xử lý rác thải hữu cơ hiệu quả, chuẩn xác

Top 3 xe quét rác Lavor tốt nhất 2024 và giá bán cụ thể

Top 3 xe quét rác Lavor tốt nhất 2024 và giá bán cụ thể

Ưu, nhược điểm cấu tạo, nguyên lý của xe quét rác tự chế?

Ưu, nhược điểm cấu tạo, nguyên lý của xe quét rác tự chế?

Xe quét đường Isuzu - Top 8 được sử dụng nhiều nhất

Xe quét đường Isuzu - Top 8 được sử dụng nhiều nhất